5 loại gian lận trong báo cáo tài chính

Please follow and like us:

5 loại gian lận trong báo cáo tài chính

Trong bản báo cáo “2016 Report to the Nations on Occupational Fraud and Abuse”, Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (Association of Certified Fraud Examiners – ACFE) dựa trên việc nghiên cứu 2.410 vụ gian lận nghề nghiệp (Occupational fraud) được phát hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 10/2015 tại 114 quốc gia, 1 lần nữa chứng minh tầm nghiêm trọng của việc gian lận báo cáo tài chính. Theo đó, trong 3 nhóm gian lận được phân chia, biển thủ tài sản (Asset misappropriation) mặc dù xảy ra nhiều nhất (xuất hiện trong hơn 83% tổng số vụ), nhưng lại gây ít thiệt hại nhất cho doanh nghiệp, với giá trị thiệt hại bình quân khoảng $125.000/vụ. Tham nhũng (Corruption) xảy ra nhiều thứ 2 (35,4%) và gây thiệt hại khoảng $200.000/vụ. Gian lận báo cáo tài chính (Financial statement fraud) mặc dù xuất hiện không tới 10%, nhưng giá trị thiệt hại bình quân gây ra lại lên tới $975.000/vụ. Cũng trong báo cáo này, ACFE đã chia gian lận báo cáo tài chính ra thành 5 loại cơ bản, bao gồm: 1. Ghi nhận sai niên độ (Timing Differences); 2. Ghi nhận doanh thu không có thật (Fictitious Revenues); 3. Che dấu công nợ và chi phí (Concealed Liabilities and Expenses); 4. Định giá sai tài sản (Improper Asset Valuations); Và 5. Không công bố đầy đủ thông tin (Improper Disclosures). Anh (chị) hãy trình bày cách hiểu của mình về 5 loại gian lận báo cáo tài chính vừa đề cập. Lấy ví dụ minh họa.

Bài làm:

1. Ghi nhận sai niên độ: doanh thu hay chi phí được ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh. Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại để làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn. Ví dụ: Doanh thu năm 2017 của công ty A được ghi nhận thành doanh tu năm 2018.

2. Ghi nhận doanh thu không có thật (Fictitious Revenues): Là việc ghi nhận doanh thu khống hoặc ghi nhận doanh thu chưa đủ điều kiện ghi nhận.  Ví dụ: Doanh nghiệp A chuyển hàng cho doanh nghiệp B với điều kiện check hàng trong vòng 1 tuần rùi mới thành toán. Nhưng khi mới giao hàng Doanh nghiệp A đã ghi nhận doanh thu ( không đủ điều kiện do DN B chưa chấp nhận thanh toán)

3. Che dấu công nợ và chi phí (Concealed Liabilities and Expenses): bằng cách không ghi nhận công nợ và chi phí lên báo cáo tài chính, vốn hóa chi phí không đủ điều kiện vốn hóa. Ví dụ: Doanh nghiệp A không ghi nhận nợ phải trả của khách hàng trong quý 1 năm 2019.

4. Định giá sai tài sản (Improper Asset Valuations): Không ghi giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng đã hư hỏng, không còn sử dụng được hay không lập đầy đủ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn, dài hạn. Việc định giá làm cho tài sản cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực của chúng. Ví dụ: Định giá 1 chiếc điện thoai Huawei P30 Pro với giá 500.000 đồng.

5. Không công bố đầy đủ thông tin (Improper Disclosures): Không công bố đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sử dụng BCTC– Các thông tin thường không đựợc khai báo đầy đủ trong thuyết minh như: *nợ tiềm tàng, *các hợp đồng ủy thác, *thông tin về bên có liên quan, *những thay đổi về chính sách kế toán…“Chính sách kế toán” áp dụng tại DN có nhất quán trong 02 năm liên tiếp hay không; việc thay đổi chính sách kế toán có thể sẽ làm ảnh hưởng đáng kể tới các con số được phản ánh trên BCTC và phải được trình bày trong thuyết minh BCTC nếu DN có thay đồi trong năm

Hết!

 

 

 

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *