Bài học từ sự sụp đổ của Nokia

Please follow and like us:

Mở đầu bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi một số vấn đề xung quanh tình huống sau: Từ năm 1998 đến năm 2012, Nokia đã từng được biết đến như một đế chế hùng mạnh nhất châu Âu trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, giúp châu Âu khẳng định vị thế cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ trên thế giới. Cái tên Nokia ra đời vào năm 1871 tại Phần Lan, nhưng tới tận năm 1967, tập đoàn Nokia mới ra đời sau khi 3 công ty con sáp nhập từ năm 1922. Chiếc điện thoại di động đúng nghĩa đầu tiên Mobira Cityman 900 ra đời năm 1987 với khối lượng 800g. Sau đó, hệ điều hành Symbian được phát triển thành công trở thành bước ngoặt lớn đưa thương hiệu này lên ngôi vương trong làng điện thoại, thống trị thị trường thế giới trong nhiều năm liền.Nhiều phiên bản điện thoại của Nokia trở thành biểu tượng của thế giới điện thoại di động trải dài từ các dòng bình dân như Nokia 3210, Nokia 1110, Nokia 1200 cho đến bản cao cấp hơn như Nokia 7650 hay seri N như N90, N92, N93i và N95. Nokia cũng có các phiên bản đa tính năng như Nokia 5800 Xpress Music, seri E bàn phím Qwerty cạnh tranh với BlackBerry. Trong top 20 điện thoại bán chạy nhất trong lịch sử, Nokia chiếm quá nửa. Nokia được thán phục và trầm trồ bởi sự sáng tạo và dẫn đầu của mình. Vào thời hoàng kim của hệ điều hành Symbian, mỗi mẫu điện thoại mới ra mắt của Nokia bán được hàng chục, hàng trăm triệu chiếc. Vào năm 2000, công ty góp tới 4% vào GDP của Phần Lan. Thương hiệu này từng nắm giữ tới 41% thị phần toàn cầu – điều khó một nhà sản xuất điện thoại nào có thể làm được ngày nay.
Năm 2007 vị thế của Nokia bắt đầu bị lung lay. Năm 2009, Nokia công bố quỹ lỗ đầu tiên trong hơn một thập kỉ đứng trên đỉnh thế giới Nokia liên tục cắt giảm nhân sự ở khắp các chi nhánh trên thế giới. Năm 2013, sau khi bán đi trụ sở chính, Microsoft tuyên bố mua lại bộ phận sản xuất và bằng sáng chế của Nokia. Giá cổ phiếu của Nokia đã từng vượt ngưỡng 40$ năm 2007, tụt xuống chỉ còn 5$ vào 6/2013. Và thị phần rơi xuống chưa đến 4%
Năm 2014, Microsoft chính thức khai tử cái tên Nokia khỏi thị trường Smartphone. Nokia chỉ còn là một công ty thiên về công nghệ và kinh doanh bản quyền chứ không còn sản xuất điện thoại nữa.

Qua tình huống trên, chúng ta có 2 vấn đề cần giải quyết:

Điều gì khiến cho thị phần của Nokia sụt giảm nhanh chóng như vậy?
Vào năm 2007, công nghệ của Nokia ở đâu trên vòng đời công nghệ? Bài học rút ra là gì từ sự phá sản của Nokia?

Câu 1:

Nguyên nhân chính của sự thất bại là do năng lực đổi mới CN để ứng phó với sự thay đổi của thị trường của Nokia tương đối kém hơn so với các đối thủ khác. Điện thoại Nokia vô cùng phổ biến với mọi tầng lớp, tuy nhiên thị trường bắt đầu thay đổi vào năm 2007 khi chiếc iPhone 2G bất ngờ xuất hiện với hệ điều hành iOS, làm rúng động thị trường và thay đổi quan niệm của người sử dụng về điện thoại thông minh. Trước đây người sử dụng chấp nhận nền tảng Symbian vì nó không thua kém các nền tảng khác cùng thời điểm, nhưng sự ra đời của iOS lập tức khiến Symbian trở thành 1 hệ điều hành già cỗi, không năng động. Thêm vào đó, Google cũng lập tức cho ra mắt hệ điều hành Android đủ sức để cạnh tranh với iOS, khiến một loạt nhà sản xuất như HTC, Samsung, LG đi theo. So với ioS và Android, hệ điều anh Symbian trở nên quá lạc hậu, không bắt kịp sự đổi mới liên tục từ các đối thủ. Chợ ứng dụng Nokia Store không được cập nhật ứng dụng mới thường xuyên, các phiên bản nâng cấp chưa có những thay đổi đáng kể, hỗ trợ cảm ứng chưa thực sự tốt. Trong khi đó, Android và iOS có giao diện đẹp, chất lượng đồ hoạ cao. khả năng tùy biến nhanh chóng, dễ làm quen, ứng dụng hỗ trợ phong phú, tương thích với đa cấu hình phần cứng, liên tục được cập nhật phiên bản mới theo chu kỳ từng năm, thậm chí là theo quý.

 

Tuy nhiên Nokia quá “chủ quan khinh địch” với ngôi vương từ trước nên đã không chịu thay đổi, vẫn chìm đắm với nền tảng Symbian dẫn tới việc bị thu hẹp thị phần nhanh chóng. Sau này Nokia có hợp tác với Microsoft cho ra đời điện thoại Nokia với nền tảng Windows Phone nhưng cũng thất bại. Windows Phone sử dụng các dịch vụ của Microsoft nên tính đồng bộ với máy tính cao tuy nhiên chợ ứng dụng của Windows Phone chưa thật sự đa dạng và giá ứng dụng vẫn còn khá cao. Giao diện Metro của Windows phone tuy độc đáo nhưng lại không đẹp.

Như vậy, khi smartphones các các xuất hiện, Nokia đã đánh giá thấp CN này không lường trước được sự thành công của nó, cộng với việc Nokia khá chủ quan với sự thành công của hệ điều hành cũ, đến khi nhận ra để đổi mới công nghệ thì đã quá muộn.

Câu 2:

Đúng là tại thời điểm năm 2007, công nghệ điện thoại di động của Nokia ở giai đoạn TRƯỞNG THÀNH vì:
(1) Nokia đang trên đỉnh của thời hoàng kim trước năm 2007, mỗi mẫu điện thoại ra mắt bán được hàng chục, hàng trăm triệu chiếc, có lúc thị phần của NOKIA chiếm tới 41% thị trường toàn cầu.
(2) Sau đó, số lượng người sử dụng bắt đầu có chiều hướng suy giảm do trên thị trường đã xuất hiện dòng điện thoại thông minh chạy hệ điều hành iOs và Android. Các sản phẩm này có nhiều ưu điểm hơn và thị phần ngày càng tăng. Vì thế, lúc này công nghệ của Nokia đã trở lên lạc hậu và đi đến giai đoạn suy vong.

Bài học rút ra:

– Các doanh nghiệp không được phép ngủ quên trên đỉnh vinh quang. Đổi mới CN là tất yếu vì nó phù hợp với quy luật. Đổi mới là quá trình liên tục không giới hạn

– Cần nắm bắt và đánh giá  được các tiến bộ khoa học công nghệ cũng như các xu thế phát triển. Trong thời đại cách mạng CN, tốc độ NC&TK cũng như tốc độ đổi mới CN ngày càng nhanh( vòng đời ngày càng ngắn). Kể cả khi DN là người đứng đầu thị trường, nếu như DN không đáp ứng được các yêu cầu về đổi mới của những biến động KH&CN thì cũng sẽ diệt vong( xem bài ĐMCN).  Có một thực tế là: Hiếm có doanh nghiệp nào thành công trên hai đường cong chữ S liên tiếp.

– Doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá và kiểm tra lại tính thích hợp của CN mà mình đang có. Trong đó có việc đánh giá vị trí của CN của mình trên vòng đời CN. Đây là điều rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp về góc độ CN.

 

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *