Một nhân viên bán hàng đi bán hàng ở n = 10 nơi ĐỘC LẬP với nhau. Khả năng bán được hàng ở mỗi nơi ĐỀU BẰNG NHAU là p = 0,2. Tính xác suất người đó:
a) Bán được ở đúng 1 nơi
b) Bán được hàng
c) Bán được hàng ở ít nhất 3 nơi
Ngoài việc tìm ra đáp án, các học viên có thể tham gia thảo luận các nội dung sau:
* Người nhân viên trên có năng lực bán hàng tại 1 địa điểm bất kỳ là CAO hay THẤP?
* So sánh khi n = 3 và n = 10 (số khách hàng tiếp xúc ĐỘC LẬP) thì khả năng bán được hàng của người nhân viên này như thế nào?
* Nếu bạn là người quản lý của nhân viên này, bạn sẽ yêu cầu anh ấy VỚI 10 KHÁCH anh ấy tiếp xúc thì ít nhất anh ấy cần bán được cho mấy người
* Theo bạn thì con số 0,2 (khả năng bán hàng của người nhân viên) ở đầu bài có thể lấy từ đâu, phương pháp nào
* Tại sao trên thực tế ta thường hay nộp hồ sơ xin việc nhiều nơi, đi bán hàng cho nhiều người, nộp hồ sơ xin học bổng ở nhiều trường, siêu thị lại ưa thích mở nhiều cửa hàng nhỏ ở nhiều địa điểm hơn 1 siêu thị lớn chỉ tại 1 địa điểm, ….
Công thức hỗ trợ: BERNOULLI FORMULA: P(X=x) = (xn)(xn)px(1-p)n-x
a. Xác suất bán được ở đúng 1 nơi
Người đó bán hàng ở 10 nơi độc lập, ta có 10 phép thử độc lập. Với biến cố “đặt hàng” xác suất
xảy ra tại mỗi nơi đều bằng 0,2 nên ta có một lược đồ Bernoulli với hai tham số n = 10 và p = 0,2,
hay ký hiệu là B(n = 10; p = 0,2).
Xác suất có đúng 1 nơi đặt hàng là:
P (x=1\n=10,P=0.2)=10×0.2×0.41=0.82
b) Bán được hàng
Xác suất bán được hàng là gồm các trường hợp: 1 nơi, 2 nơi, 3 nơi, 4 nơi, 5 nơi 6 nơi, 7 nơi, 8 nơi, 9 nơi, 10 nơi bán được hàng
Tính lần lượt từng xác suất khá dài, có thể ngắn hơn qua việc tính xác suất biến cố đối lập:
P( nơi bán được hàng) = 1 – P(không nơi nào đặt hàng) = 1 – P(x = 0 | n = 10; p = 0,2)
P (x=1\n=10,P=0.2)=0.09
Vậy xác suất có nơi bán được hàng bằng 1 – 0,09 = 0,91
c) Bán được hàng ở ít nhất 3 nơi
P (x=3\n=10,P=0.2)=15×0.04×0.51=0.31