Chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ 1978 đến nay

Please follow and like us:

Câu hỏi: Chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ 1978 đến nay:

  1. Giai đoạn 1978-2001

-Mô hình:

Thúc đẩy xuất khẩu kết hợp với bảo hộ một cách có chọn lọc các ngành CN có lợi thế quốc gia

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu

a)Chính sách mặt hàng:Chia làm 3 giai đoạn:

+giai đoạn 1:

từng bc chuyển từ XK các sản phẩm thô,sơ chế trong đó chủ yếu là nông sản&khoáng sản sang XK các sản phẩm công nghiệp nhẹ,chế biến sử dụng nhiều lao động.

+giai đoạn 2:

chuyển từ giai đoạn xuất khẩu các sản phẩm công nghệp nhẹ nhiều lao động sang xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng chế tạo&hóa chất

+giai đoạn 3:

chuyển từ XK sp công nghiệp nặng,hóa chất sang XK các sản phẩm công nghệ cao.Trong đó các mặt hàng sản xuất sử dụng nhiều lao động,mặt hàng mang tính đặc trưng dân tộc ưu tiên để XK sang thị trường các nước phát triển.Còn đối với những mặt hàng sử dụng nhiều vốn&công nghệ cao dc tập trung sx để xuất khẩu sang các nước có trình độ thấp hơn.

Đối với nhập khẩu: TQ ưu tiên NK sản phẩm công nghệ như máy móc thiết bị và các nguyên liệu phục vụ cho sx hàng XK

b)Chính sách thị trường:

TQ áp dụng các biện pháp ưu tiên khuyến khích trong việc thâm nhập thị trường mới và thị truờng hiện có bằng cách XK những sp moiứ có khả năng cạnh tranh nhằm đạt dc mục tiêu đa dạng hóa thị trường trong quan hệ TMQT nói chung và XK nói riêng

Mục tiêu đa dạng hóa đx dc thực hiện khá thành công nhờ có sự đóng góp đáng kể của hệ thống các cơ quan thương vụ của TQ ở nc ngoài.

Định hướng về thị trường được xác định theo 2 nhóm :

+ Nhóm thị trường các nước pt : các mặt hàng truyền thống, tuyệt đối

+ Nhóm mặt hàng các nước có trình độ ptr thấp hơn: Châu Á đề xk mặt hàng CN cao

  1. c) Các biện pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia vào XK:

 1 Nhóm các biện pháp xúc tiến thương mại hỗ trợ cho DN trong hđ Mar XK được thực hiện ở mạng lưới các cquan thương vụ của TQ ở NN và hệ thống các văn phòng thúc đẩy xuất khẩu trong nước.

+Văn phòng thúc đâỷ XK(EPO)thực hiện:

.tư vấn và hỗ trợ cho các DN trong việc đánh giá phân tích và xử lý thị trường

.tư vấn và hỗ trợ các DN trong việc lựa chọn sử dụng công nghệ SX và nguyên liệu đầu vào

.—————————————— thiết kế mẫu mã,kiểu dáng sản phẩm và lựa chọn quy mô SX phù hợp

.giải đáp thắc mắc cho các doanh nghiệp về môi trừơng luật pháp,chính sách

+Cq thương vụ: Có mặt ở trên 220 quốc gia trên TG

  • .Hỗ trợ cho chính phủ trong việc tham gia vào kí kết các hiệp định thương mại,đàm phán để ra nhập các tỏ chức thương mại khu vực và thế giới
  • .Hỗ trợ chính phủ và các doanh nghiệp trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại nhằm bảo vệ lợi ích tối đa cho các doanh nghiệp
  • .Cung cấp thông tin về thị trường nc ngoài cho các DN trong nc
  • .Hỗ trợ DN trong việc tìm các #h hàng,kí kết hợp đồng và tạo lập kênh phân phối
  • .Hỗ trợ các DN trong nc trong việc giới thiệu quảng bá sản phẩm ra thị trường nc ngoài
  • -Hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu

2 Xây dựng các hệ thống văn bản pháp luật và các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và giám định chất lượng hàng XK trc khi đưa ra nc ngoài theo các tiêu chuẩn quốc gia,các tiêu chuẩn dc cam kết với nc bạn hàng và các tiêu chuẩn quốc tế.

3 Áp dụng thưởng XK đối với 100 SPXK đạt chất lượng cao nhất dc bình chọn hàng năm kết hợp với thành tích thâm nhập thị trường mới

+Hỗ trợ tài chính chủ yếu thông qua chính sách tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp cải tiến công nghệ và áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng hàng XK

4 Các biện pháp #:

+cung cấp tín dụng ưu đãi cho DN Sx hàng XK

+Áp dụng và duy trì tỷ giá thấp đối với đồng nhân dân tệ để khuyến khích XK đồng thời tạo đk cho các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch ngoại hối để đảm bảo cho việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và máy móc

+Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đăc biệt là CSHT giao thông,xây dựng khu chế xuất,đặc khu kinh tế mở tạo môi trng thuận lợi cho họat động sản xuất kinh doanh xuất khẩu.

+ Thực hiện miễn giảm thuế thu nhập DN dựa trên đại bàn hoạt động và tỷ trọng giá trị hàng hóa XK trong đó các DN hoạt động trong đặc khu kinh tế và có tỷ trọng giá trị XJ từ 70% trở lên trong tổng doanh thu sẽ được hưởng mức ưu đãi thuế thu nhập DN cao nhất. Đồng thời CP thực hiện chính sách hoàn thuế cho cáca DN tham gia vào XK

+ CP thực hiện 1 cách có hiệu quả c/s thu hút FDI để hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu XK .Thông qua thu hút vốn, CN kinh nghiệm quản lý hiện đại và hiệu quả của đối tác NN đồng thời kết hợp giữa thương hiệu trong nướcvới thương hiệu hàng hóa NN để phát triển k năng thâm nhập t trường XK “ lấy thị trường đổi CN”

Chính sách quản lý NK

1 Áp dụng biện pháp thuế quan NK. Đây là công cụ được use phổ biến nhất  và với mục đích bảo hộ các ngành CN non trẻ.

Trong quá trình đàm phán gia nhập vWTO mức thuế quan NK được điều chỉnh giảm dần từ 42,5% năm 95 xuống 15,2% năm 2001.

2 Áp dụng hạn ngạch NK : được áp dụng đối với các loại sp cần được kiểm soát 1 cách chặt ché để bảo hộ cho nền sx trong nước : thép, hóa chất, dệt may

3 Đưa ra các biện pháp chống bán phá giá

Giai đoạn từ 2002 đến nay:

Mô hình chính sách :

thúc đẩy XK tiếp tục đc duy trì đồng thời thực hiện tự do hóa thương mại theo quy định của WTO và các cam kết trong hiệp định thương mại song phương và đa phương

Biện pháp :

Các biên pháp thúc đẩy XK

+Tiếp tục thực hiện các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở thời kỳ trc đồng thời tăng cường áp dụng các biện pháp mới thông qua việc chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật,xây dựng CSHT đào tạo phát triển nguồn nhân lựcđặc biệt là đào tạo nghề.Cụ thể từ 1/1/2002 chính phủ TQ ban hành luật thuế đối kháng và chống bán phá giá nhằm đảm baỏ môi trường cạnh tranh bình đẳng cho hàng TQ và hàng hóa nước ngoài.

+ Tăng cường thực hiện các bp xúc tiến TM để thực hiện sự hỗ trợ tích cực hơn của CP cho các DN tham gia vào XK thay thế cho các bp hỗ trợ trực tiếp

+CP TQ thực hiện tăng cường dự trữ ngoại tệ nhằm bình ổn tỷ giá hối đoái tạo đk thuận lợi cho các DN tham gia vào XK và thu hút ĐTNN,

+ Tăng cường hoạt động hỗ trợ thanh thoán từ NHTW TQ thông qua việc  ký kết HĐịnh hợp tác với NHTW NN trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế và mở đại diện NHTM của NN tại TQ và đại diện NHTM TQ ở NN : chuyển đổi tiền tệ và  mở thư tín dụng

+Tăng cường áp dụng các biện pháp kiểm tra và giám định hàng xuất khẩu và tiến tới áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đối với hàng xuất khẩu chất lượng cao vào các nước phát triển

+Công tác đào tạo nguồn nhân lực:Chính phủ TQ chú trọng phát triển mạng lưới các trung tâm dạy nghề,nâng cao chất lượng đà tạo đại học,cao đẳng trong nc kết hợp với các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế .Biện pháp quản lý NK

+ Chuyển sang áp dụng các bp mang tính kỹ thuật dựa theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong đó đ biệt chú ý đến tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn về môi trường

+Từng bước áp dụng c/s chống bán phá giá nhằm tạo ra mt cạnh tranh b đẳng và b vệ lợi ichcs cho các DN trong nước dựa trên luật chống bán phá giá được ban hành năm 2002

+ Tăng cường áp dụng hạn chế XK tự nguyện đ với sp NK từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,.. đồng thời áp dụng các biện pháp tự vệ

+ Thuế quan NK được đchỉnh theo hướng tự do hóa TM theo q định của WTO xuống còn 10% năm 2005. Đồng thời hàng hóa NK được quản lý = giấy phép và hạn ngạch cũng giảm dần (44 mặt hàng năm 2001) xuống còn 14 mặt hàng năm 2005

 Bài học kinh nghiệm rút ra để hoàn thiện chính sách TMQT của VN:

Chính sách  TQ trong thời kỳ này là sự hình thành thế mở cửa nhiều tầng nấc ra mọi hướng.Có thể khái quát theo 1 nguyên tắc đó là cho phép một số vùng giàu lên trc ,trên cơ sở đó lại giúp để phát triển các vùng có tiềm năng tiếp theo.Các họat động cụ thể:

+Kinh nghiệm phát triển các đặc khu kinh tế .Đây chính là việc chọn các vùng có ĐK thuận lợi nhất để mở cửa trc tiên

+phát triển các khu khai thác và phát triển kinh tế kỹ thuật

+cải cách ngoại thương:đưa quyền tự chủ kinh doanh ngoại thương xuống địa phương,đổi mới cơ chế quản lý ngoại thương ,đẩy mạnh chế độ khoán kinh doanh ngoại thương phát triển toàn diện và phối hợp cải cách các thể chế liên quan,phát triển các cơ quan thương vụ ở nc ngoài.

+tiếp nhận đầu tư trực tiếp nc ngoài:xây dựng CSHT,môi trường lập pháp tiếp nhận đầu tư nc ngoài,đa dạng hóa các hình thức đầu tư khuyến khích Hoa kiều,công ty xuyên quốc gia,tư bản lớn đầu tư

Câu 10B: Chính sách Đtư quốc tế của Trung Quốc từ 1978-nay. Bài học kinh nghiệm đối với việc hoàn thiện cs Đtu của VN.

* Chính sách Đtư

 Qua cải cách mở cửa nền kinh tế từ năm 1978 , nền kinh tế TQ đã có những thay đổi cơ bản, tỷ lệ thị trường điều tiết ngày càng tăng , kinh tế phi quốc doanh trong nước phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp nhà nước mất dần vị trí độc quyền trong rất nhiều lĩnh vực, môi trường kinh doanh phát triển theo hướng có lợi cho cs phát triển kte của đất nước, đầu tư nước ngoài thu hút ngày càng nhiều hơn, cho đến những năm gần đây TQ đã trở thành nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong khu vực Châu A. Dưới đây là cs đầu tư quốc tế của TQ từ năm 1978- nay.

   TQ tiến hành mô hình khuyến khích đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư FDI với phương châm lấy thị trường để đổi lấy vốn và công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kte-xh của đất nước, trước mắt là thực hiện mục tiêu xuất khẩu.

   Biện pháp thực hiện :

– Thực hiện quy hoạch và khu vực ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài theo kiểu mô hình cuốn chiếu từ các vùng ven biển, ven biên giới có đk thông thương thuận lợi vào trong đất liền.

– Thực hiện các bp nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

+ Hoàn thiện hệ thống luật pháp phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích tương xứng cho nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo mục tiêu phát triển kte xh quốc gia.

+ Áp dụng các bp ưu đãi về thuế quan theo khu vực đtư và theo tỉ lệ sp xuất khẩu cụ thể: các DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong đặc khu kte và xk từ 70% giá trị sp trở lên sẽ được áp dụng mức thuế thu nhập ưu đãi từ 5-10% trong khi mức thuế thu nhập bình quân > 30%

    Bên cạnh đó áp dụng các biện pháp như hoàn thuế giá trị gia tăng, miễn thuế nhập khẩu đầu vào sx cũng được áp dụng với DN sx hàng xk nói chung và DN đầu tư nước ngoài nói riêng.

+ Thực hiện việc đa dạng hóa hình thức đầu tư, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được phép tự do chuyển đổi hình thức đầu tư. Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện tất cả các hình thức đầu tư.

+ Đa dạng hóa chủ đầu tư trong đó đặc biệt chú trọng việc thu hút vốn đầu tư của Hoa kiều và vốn đầu tư của các công ty mẹ, các tập đoàn kte lớn trên thế giới. Đặc biệt các công ty đến từ các nước có công nghệ nguồn.

+  Để thực hiện thành công trong việc thu hút vốn đầu tư FDI nói chung và mục tiêu đa dạng hóa chủ đầu tư nói riêng để đảm bảo năng lực tài chính, tiếp cận công nghệ hiện đại hàng đầu trên thế giới, TQ đã tăng cường hoạt động xuc tiến đầu tư thông qua mạng lưới cơ quan thương vụ ở nước ngoài và việc giới thiệu những dự án đầu tư lớn với các nhà đầu tư nước ngoài ở trong nước và thông qua các chuyến viếng thăm của các nguyên thủ Quốc Gia.

* Bài học kinh nghiệm của VN

     VN có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài như tài nguyên, lao động dồi dào, nhân công rẻ…ngày càng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và ngày càng có nhiều dự án đầu tư vào VN. Nhưng có một thực tế là, chất lượng của các dự án chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của nó, chưa có nhiều dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ nguồn.

Nguyên nhân hạn chế của VN trong thu hút FDI

– Môi trường đầu tư của VN tuy đã được cải thiện nhưng tiến bộ đạt được còn chậm so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh thu hút FDI diễn ra ngày càng gay gắt đã làm hạn chế kết quả thu hút đầu tư mới

– Hệ thống pháp luật vẫn chưa nhất quán, còn thiếu đồng bộ, bộ máy hành chính còn cồng kềnh, thiếu sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nươc

Thủ tục thẩm định và cấp giấy phép đầu tư tuy đã được cải thiện nhưng vẫn phức tạp, trong quá trình thẩm định dự án còn thiếu thông tin hướng dẫn và các tiêu chí cụ thể để đánh giá dự án

Công tác quy hoạch còn bất hợp lý, nhất là quy hoạch còn nặng về xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước. Nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn do chủ trương thu hút đầu tư chưa rõ ràng

– Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, còn yếu kém so với nhiều nước trong khu vực, sự phát triển không đồng đều về cơ sở hạ tầng giữa các địa phương, đặc biệt giữa các thành phố lớn và các vùng miền núi, tây nguyên, vùng sâu, vùng xa

Chất lượng lao động của VN dồi dào nhưng chất lượng thấp, thiếu lao động có trình độ cao

– Công tác xúc tiến đầu tư còn kém hiệu quả, quảng bá về hình ảnh và môi trường đầu tư của VN ở nước ngoài còn nhiều hạn chế…

     Bài học kinh nghiệm từ TQ

Đẩy mạnh quy hoạch đầu tư dài hạn của VN: công bố rộng rãi, rõ ràng danh mục các ngành, lĩnh vực rất khuyến khích đầu tư, khuyến khích, không khuyến khích đầu tư và không cho phép đầu tư nước ngoài.

Khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp chế xuất, với mức ưu đãi về thuế quan, thuế thu nhập, hoàn thuế, miễn giảm thuế đầu vào sản xuất các sản phẩm xuất khẩu

– Đặc biệt khuyến khích, ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài,  đầu tư vào các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, để phát triển nền kinh tế một cách toàn diện, làm giảm sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, các vùng, miền

Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, xây dựng các cs ưu đãi nhằm thu hút FDI vào các lĩnh vực như: chế biến nông sản, nghiên cứu phát triển giống cây trồng…

Mở rộng hơn nữa các loại hình doanh nghiệp FDI để mở rộng cơ hội lựa chọn cho các nhà đầu tư

– Đơn giản hóa và công khai các thủ tục hành chính, hoàn thiện công tác thẩm định, cấp giấy phép và quản lý các dự án đầu tư

– Tích cực khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư Việt Kiều với các ưu đãi về thuế quan cũng như quyền lợi của họ.

– Tiếp tục xd cơ sở hạ tầng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt về luật sở hữu trí tuệ nhằm thu hút các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn, công ty mẹ từ các nước công nghệ nguồn.

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *