Câu hỏi:
- Chính sách thương mại quốc tế Trung Quốc
_Một số bài học kinh nghiệm của Trung Quốc cho Việt Nam
1.Chính sách thương mại phải điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp từng thời kỳ
2.Hoạt động xúc tiến thương mại:
a.Ở trong nước:
Thành lập các cơ quan chuyên biệt về hỗ trợ thị trường ở trong nước. Để có thể cung cấp cho các doanh nghiệp, công ty những thông tin cần thiết.
- Ở nước ngoài:
Cần thông qua các tổ chức, cơ quan chuyên biệt của Nhà nước ở nước ngoài như: Hội đồng xúc tiến mậu dịch, đại sứ quán ở các nước, các tham tán thương mại của quốc gia ở nước ngoài…để có thể tìm kiếm thông tin, mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu được nguyên liệu từ các nước.
3.Kiểm soát chất lượng chặt chẽ:
Nhà nước cần thông qua hệ thống luật pháp, xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với từng ngành hàng, mặt hàng cụ thể. Sao cho các tiêu chuẩn này phải đạt được các tiêu chí của chuẩn mức quốc tế. Và hàng hóa trước khi xuất khẩu ra nước ngoài cần phải đạt các tiêu chuẩn đã đặt ra, để nâng cao uy tín hàng hóa của nước mình.
4.Kiểm soát hoạt động nhập khẩu.
Chúng ta phải kiểm tra chặt chẽ các hoạt động nhập khẩu, để tránh những hàng hóa không đạt chất lượng vào trong nước.
5.Tăng cường công tác tuyên truyền :
Nâng cao hiểu biết của người dân về những lợi ích và những thánh thức khi chúng ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
- Chính sách ĐTQT của Trung Quốc
Bài học kinh nghiệm cho VIệt nam
- Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước: kinh nghiệm từ trung quốc cho thấy nhà nước có vai trò quan trong hoạch định chiến lược tổng thể phát triển đất nước, xác định mục tiêu từng thời kỳ trên cơ sở đó bố trí cơ cáu vốn đầu tư một cách hợp lý, thu hút đầu tư vào những ngành, vùng theo mục tiêu định hướng tránh tình trạng tự phát.
- Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, lành mạnh hóa môi trường kinh tế vĩ mô. Nhà đầu tư bỏ vốn ra kinh doanh thì ổn định kinh tế và chính trị là vấn đề quan tâm hàng đầu, đặc biệt là các quốc gia như Trung Quốc và VIệt Nam. Chính trị ổn định thì đời sống kinh tế xã hội trong nước mới có điều kiện pháp triển
- Hoàn thiện hệ thống pháp lý về thu hút đầu tư nước ngoài theo thông lệ quốc tế và thực hiện đồng bộ các chính sách khuyến khích đầu tư
- Chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng là nhân tố hết sức quan trọng khi các nhà đầu tư quyết định bỏ vốn của mình ra bởi vì nó có liên quan trự tiếp đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Thành công của Trung Quốc đã cho chúng ta thấy . Bởi vậy, việc cần thiết hiện nay là xây dựng một quy hoạch cơ sở hạ tầng cụ thể và hợp lý để có thể tận dụng các khoản vay ưu đãi từ các nhà tài trợ.
- Đa dạng hóa các đối tác đầu tư.Trong thời gian tới Việt Nam cân xây dựng chính sách thu hút đầy tư của các công ty xuyên quốc gia (TNCs). Vì vậy trước tiên cần khuyến khích các TNCs đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Đây là thế mạnh của các TNCs, đặc biệt là của những TNCs lớn của các nước công nghiệp phát triển. Bằng cách này Việt Nam không chỉ thu hút được nhiều vốn đầu tư mà còn nhận được công nghệ chuyển giao trực tiếp từ công nghệ nguồn và tiếp cận nhanh chóng vào mạng lưới Marketing toàn của của họ
- Xây dựng định hướng và quy hoạch tổng thể về thu thú đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Nâng cao trình độ phát triển nguồn nhân lực. Đây là vấn đề có tính chất quyết định đến trình độ sản xuất và đến việc nhà đầu tư nước ngoài có quyết định đầu tư công nghệ cao vào Việt Nam hay không. Muốn thu hút được công nghệ cao thì trong nước phải có đội ngũ cán bộ công nhân có đủ điều kiện để vận hành nó.
- Nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất. khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao có vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư.