Nike là nhà cung cấp quần áo và dụng cụ thể thao thương mại công cộng có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Đầu não của công ty đặt tại Beaverton, gần vùng đô thị Portland Oregon.
Phil Knight, chủ tịch Tập đoàn Nike, là một vận động viên điền kinh chạy việt dã nên ông nắm bắt rất nhanh nhu cầu của giới thể thao. Chủ trương chính của Knight trong khi xây dựng thương hiệu Nike là sản phẩm có chất lượng cao sẽ giúp vận động viên đạt thành tích cao hơn trong thi đấu.
Nike hiện có công ty con trên 200 quốc gia. Cùng với nhãn hiệu nổi tiếng Nike, tập đoàn Nike còn sở hữu hệ thống những công ty con với nhãn hiệu nổi tiếng khác trên thế giới như Cole Haan, Converse, Inc, Hurley, LLC, Nike Goft,…
Nike là công ty phát triển mạnh việc thuê ngoài trong lĩnh vực sản xuất. Nike có một điểm đặc biệt là nó không đầu tư nhà máy sản xuất trực tiếp, mà 100% quy trình sản xuất được đặt ở các nhà máy gia công bên ngoài mà hầu hết tập trung ở các nước châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Hàn Quốc.
Nike bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 1995. Hiện nay, Nike thuộc trong danh sách nhóm công ty đứng đầu của Mỹ về số vốn đầu tư ở Việt Nam. Khu sản xuất trọng điểm của Nike nằm ở tỉnh Đồng Nai. Theo xu hướng hợp tác hỗ trợ cùng phát triển, Việt Nam đã trở thành một đối tác tin cậy, một thị trường cung cấp hàng đầu cho Nike. Khoảng 50% giày dép xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm của Nike, Nike tạo ra một nguồn xuất khẩu lớn và tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động Việt Nam.
- Mô hình chuỗi cung ứng của Nike
Sở hữu một chuỗi cung ứng mạnh là một lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác trong kinh doanh. Nói cách khác thì quản trị chuỗi cung ứng không còn là một chức năng mang tính hoạt động của các công ty hàng đầu mà trở thành một bộ phận chiến lược của công ty. Hiểu được điều này, Nike đã xác định, xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng của mình thành một lợi thế cạnh tranh. Với việc đầu tư vào xây dựng chuỗi cung ứng thành một lợi thế, Nike mong muốn giảm được thời gian từ lúc nhận đơn đặt hàng cho đến khi giao sản phẩm cuối cùng đến nhà bán lẻ. Hơn thế nữa, việc đầu tư này sẽ giúp chuỗi cung ứng trở nên gọn nhẹ (lean supply chain) và có thể đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.
Nike sử dụng chiến lược gia công bằng cách sử dụng các cơ sở gia công ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có các nhà máy ở Việt Nam. Toàn bộ quá trình sản xuất được đặt ở các nhà máy này và được đặt dưới sự kiểm soát của một nhóm nhân viên từ công ty Nike. Nhóm nhân viên này sẽ theo dõi tiến độ sản xuất sản phẩm và chất lượng sản phẩm. Nike chỉ tham gia vào quá trình nguyên cứu, tạo mẫu sản phẩm và chiêu thị, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Khi thiết kế ra một mẫu sản phẩm mới, Nike sẽ sẽ giao mẫu này cho một nhà máy để tiến hành sản xuất. Nếu mẫu sản phẩm này đạt tiêu chuẩn thì Nike sẽ kí hợp đồng với nhà máy để sản xuất đại trà. Nike sử dụng hình thức Outsourcing theo mô hình mua đứt bán đoạn tức là nhà máy sẽ tự đặt mua nguyên vật liệu sản xuất. Nike sẽ nắm danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu để quản lý được chất lượng, gia cả, Sau khi hợp đồng sản xuất hoàn thành, Nike sẽ trả tiền theo giá chi phí sản xuất và thù lao gia công cho công ty sản xuất. Sau đó, sản phẩm sẽ được chuyền đến công ty Nike, từ đây Nike sẽ thực hiện quá trình phân phối, bán sản phẩm.
Nói ngắn gọn lại, quá trình sản xuất của Nike như sau: Nike nguyên cứu và thiết kể sản phẩm, sau đó các cơ sở gia công của Nike trên khắp thế giới sẽ là nơi thực hiện việc đặt mua nguyên vật kiệu và hoàn thành sản phẩm. Sau đó, sản phẩm được chuyển đến công ty Nike để họ thực hiện phân phối đến khách hàng.
Như vậy, ta thấy rằng Nike không tham gia trực tiếp vào công đoạn sản xuất, thay vào đó là tận dụng tối đa hoạt động thuê gia công từ các quốc gia có chi phí thấp như các quốc gia châu Á. Một chuỗi cung ứng thông qua việc thuê ngoài hoàn toàn việc sản xuất giúp Nike giảm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm chi phí quản trị.Thay vào đó, Nike có thể tập trung tốt nhất vào các hoạt động thế mạnh vốn là cốt lõi của mình như thiết kế sản phẩm, marketing và hoạch định, thu mau, quản lý.
Với một chuỗi cung ứng như trên, Nike có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các nhà cung ứng thay thế một cách linh hoạt và rộng rãi. Và tất nhiên Nike phải có một hệ thống thông tin mạnh mẽ để có thể dễ dàng kết nối và liên lạc, nắm bắt tình hình hoạt động của nhau bất cứ lúc nào, có sự kết hợp chặc chẽ trên toàn mạng lưới cung ứng.