Đánh giá ưu, nhược điểm của từng kênh huy động vốn của doanh nghiệp. Với mỗi kênh huy động vốn hãy liên hệ với thực tiễn Việt Nam, nhận xét

Please follow and like us:

Đánh giá ưu, nhược điểm của từng kênh huy động vốn của doanh nghiệp. Với mỗi kênh huy động vốn hãy liên hệ với thực tiễn Việt Nam, nhận xét

1 Vốn từ lợi nhuận không chia: là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của DN
a)ưu điểm:
_ DN ko bị phụ thuộc vào bên ngoài ( NH…)
_Tăng khả năng tự chủ về TC của DN
_Giúp DN dễ dàng hơn trong các quan hệ tín dụng tại các NH, tổ chức tín dụng hoặc với các cổ đông
_Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh, tạo cơ hội cho các cty thu dc lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo
b) nhược điểm:
khi DN ko trả cổ tức cho cổ đông mà giữ lại lợi nhuận có thể làm cho giá cổ phiếu trên thị trường giảm, ảnh hưởng xấu đến DN
VN: việc huy động vốn từ lợi nhuận không chia để lại thì còn khá khiêm tốn. Thực tế ở Vn, do TTCK dc thành lập rất muộn so với các nước, nên NDT chưa có kinh nghiệm và trình độn cao trong đàu tư, bên cạnh đó lại chủ yếu là NDT ngắn hạn. Nếu cty cổ phần niêm yết ko thanh toán cổ tức lập tức sẽ có sự phản ứng tức thời trên thị trường, giá CP sẽ giảm. Vì thế nguồn tài trợ từ nguồn lợi nhuận giữ lại của các cty cổ phần hiện nay chưa được quan tâm xem xét đúng mức
2. Tín dụng TM
o Ưu nhược điểm của tín dụng thương mại:
– Ưu điểm :
+ Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng thừa thiếu vốn của các nhà doanh nghiệp thường xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đáp ứng nhu cầu vốn của những nhà doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá của mình.
+ Sự tồn tại của hình thức tín dụng này sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp chủ động khai thác được nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Tín dụng thương mại được cấp giữa các doanh nghiệp quen biết, uy tín nên có lợi thế là thủ tục nhanh, gọn, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.
+ Tạo điều kiện mở rộng hoạt động của tín dụng ngân hàng thông qua nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu.
– Nhược điểm :
+ Tín dụng thương mại được cấp bằng hàng hoá nên doanh nghiệp cho vay chỉ có thể cung cấp được cho một số doanh nghiệp nhất ¬¬¬định – những doanh nghiệp cần đúng thứ hàng hoá đó để phục vụ sản xuất hoặc bán ra.
+ Phạm vi hẹp, chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp, hơn nữa là chỉ thực hiện được giữa các doanh nghiệp quen biết, tín nhiệm lẫn nhau.
+ Tín dụng thương mại do các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh cung cấp, vì vậy qui mô tín dụng chỉ được giới hạn trong khả năng vốn hàng hoá mà họ có. Nếu doanh nghiệp vay vốn có nhu cầu cao hơn thì doanh nghiệp cho vay không thể đáp ứng được.
+ Điều kiện kinh doanh và chu kỳ sản xuất của các doanh nghiệp có thể không phù hợp nhau, do vậy khi thời gian mà doanh nghiệp cho vay muốn cung cấp không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cần đi vay thì tín dụng thương mại không thể xảy ra.
+ Là loại tín dụng không có đảm bảo nên rủi ro dễ phát sinh.
Thực tiễn: Lâu nay các DN và các NH đều đã sử dụng hối phiếu trong thanh toán xuất nhập khẩu và vay nợ nước ngoài. Tất cả giao dịch này đều thực hiện theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên trong thanh toán nội địa các DN chưa sử dụng thương phiếu như là công cụ thanh toán phổ biến. NHTM cũng chưa đủ đk để cấp tín dụng cho DN dưới các hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu. Trong khi đó mua bán chịu giữa các DN, bán hàng gối đấu giữa nhà sx và đại lý, giữa các tiểu thương ở chợ đầu mối là nu cầu thức tế. Ở VN hiện nay theo thống kê có tới 80.5% số DN huy động vốn từ các nguồn mua bán chịu, sử dụng vốn của đối tác. Tuy nhiên, những giao dịch đó chỉ dc ghi lại 1 cách đơn giản trên sổ nợ của ng bán: ngay cả khi mua bán trả chậm, các bên cũng chỉ lập 1 văn bản thỏa thuận với nội dung đơn giản về thời gian và số tiền trả chậm. Vì vậy các khoản nợ đã ko dc xác nhận về mặt pháp lý và chứng minh khi nảy sinh tranh chấp, dẫn đến nguy nợ nần dây dưa, thậm chí mất trắng tiền tỷ của các tiểu thương chợ đầu mối,…
3 Thuê tài chính
– Ưu điểm :
+ Cho thuê tài chính cho phép bạn sử dụng linh hoạt đồng vốn của mình vào mục đích khác, nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn thay vì phải đầu tư vốn để mua tài sản cố định, giúp bạn tận dụng được cơ hội kinh doanh.
+ Sử dụng cho thuê tài chính sẽ không làm ảnh hưởng tới hạn mức tín dụng của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng.
+ Cho thuê tài chính có phương thức thanh toán tiền thuê linh hoạt phù hợp với chu chuyển vốn của doanh nghiệp.
+ Phí thuê tài chính được hạch toán vào giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp giảm nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước.
+ Sử dụng tài sản thuê không nhất thiết phải có tài sản thế chấp.
+ Cho thuê tài chính giúp bạn có nhiều cơ hội chủ động trong lựa chọn thiết bị, dễ dàng đổi mới công nghệ, tiếp cận và sử dụng những máy móc, thiết bị hiện đại nhất.., từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tận dụng được cơ hội kinh doanh.
– Nhược điểm :
Mặc dù cho thuê tài chính là loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn khá phổ biến trên thế giới và có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên, sau 11 năm có mặt, thị trường cho thuê tài chính Việt Nam chỉ có 12 công ty được thành lập dưới các hình thức sở hữu khác nhau.
Vốn điều lệ trung bình của một doanh nghiệp cho thuê tài chính là 150 tỉ đồng – rất nhỏ so với vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại (thường là trên 1.000 tỉ đồng). Và hiện có nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.
Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam không mấy quan tâm đến loại hình dịch vụ này, nguyên nhân có thể là vì:
+ Doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ cho thuê tài chính còn hạn chế; hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ này đến doanh nghiệp còn yếu.
Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên mới đây đối với 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại…
+ Giá cho thuê (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm…) hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp… thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác như ngân hàng.
Như vậy, nếu tính ra lãi suất thì lãi suất thuê tài chính cao hơn lãi suất vay ngân hàng, bởi vì lãi suất thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành, bảo hiểm… của bên cho thuê phải bỏ ra.
+ Hành lang pháp lý về cho thuê tài chính chưa hoàn thiện đồng bộ, nhiều quy định cần phải được luật hóa. Các quy định về sở hữu, về tổ chức, hoạt động, vốn điều lệ… trong các văn bản còn nhiều vấn đề phải bàn.
Ví dụ như quy định về vốn điều lệ là 50 tỉ đồng đối với công ty trong nước và 5 triệu USD đối với công ty nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp. Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật khi quy định về cho thuê tài chính đã không phân định triệt để các khái niệm liên quan đến sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuê trong các giai đoạn của quá trình cho thuê tài chính, giá trị cho thuê tối đa… gây cản trở đối với hoạt động cho thuê tài chính.
4.tín dụng NH
a) ưu điểm
_đối với doanh nghiệp lớn
Tập trung dc nguồn vốn lớn cung 1 lúc do có thể có Ts để thế chấp lớn, có uy tín với NH,…
Mức độ rủi ro thấp hơn các DN nhỏ: đến kì thanh toán DN ko tră dc nợ sẽ dc Nh gia hạn, các DNNN sẽ dc nhà nước trả hộ,…
_ đối với DN vừa và nhỏ: Ngày nay DN vừa và nhỏ đang dc sự giúp đỡ rất nhiều từ phái nhà nước để có thể tiếp cận dc nguồn vốn này
b) nhược điểm:
_ bị động trong quá trình vay ví số lượng vay bao nhiêu còn phụ thuộc vào quyết định từ phía NH
_ DN chịu sử giám sát của Nh trong thời gian sử dụng vốn vay. NH sẽ giám sát DN về việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích ghi trong hợp đồng ko, về việc trả nợ gốc và lãi cos đúng kì hạn cam kết ko,…
Thực trạng: TDNH là hình thức huy động vốn chủ yếu của các DN nước ta. Tuy nhiên khả năng tiếp cận với nguồn vốn TDNH của các DNVVN còn nhiều hạn chế. Mặt khác dù có vay dc thì vấn đề lãi suất cũng là nan giải dùng vốn đó sx kd cũng khó co lãi
5. phát hành trái phiếu( ưu nhược diểm ở phần trên)
NHìn chung thị trương trái phiếu DN nước ta hiện nay chưa phát triển. Tổ chức phát hành chủ yếu mới chỉ là các NHTM. Số DN phát hành trái phiếu rất ít, tập trung ở những DN nhà nước quy mô lớn. Thêm vào đó khung pháp lý quản lý việc phát hành trái phiếu còn thiếu toàn diện, chưa tạo đk thuận lợi cho các DN trong việc huy động vốn
6. phát hành cổ phiếu
Đối với việc huy động vốn trên TTCK – một kênh huy động vốn quan trọng của nhiều DN cũng đang ngày một khó khăn hơn vì chính sách tài khóa tiền tệ thắt chặt của Chính phủ. Đó là chưa kể, việc phát hành cổ phiếu ồ ạt khiến cho TTCK bị bội thực nguồn cung vì thế kênh huy động này đã kông phát huy được hiệu quả trong thời gian gần đây

Xem thêm: Các câu hỏi quản trị tài chính

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *