Điểm khác nhau chủ yếu của của Luận cương chính trị ( tháng 10 – 1930) trong việc sắp xếp lực lượng cách mạng so với cương lĩnh chính trị (tháng 2 – 1930) là gì? Vì sao có sự khác nhau đó

Please follow and like us:

Điểm khác nhau chủ yếu của của Luận cương chính trị ( tháng 10 – 1930) trong việc sắp xếp lực lượng cách mạng so với cương lĩnh chính trị (tháng 2 – 1930) là gì? Vì sao có sự khác nhau đó?

Điểm khác nhau chủ yếu của của Luận cương chính trị ( tháng 10 – 1930) trong việc sắp xếp lực lượng cách mạng so với cương lĩnh chính trị (tháng 2 – 1930)
Về nhiệm vụ cách mạng

+ Cương lĩnh tháng 2/1930 xác định: Đánh đổ đế quốc (nhiệm vụ dân tộc) và bọn phong kiến tư sản, tay sai phản cách mạng (nhiêm vụ dân chủ); làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo; thành lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông, thi hành chính sách tự do, dân chủ, bình đẳng => Cương lĩnh tháng 2/1930 đặt nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu, đó là đánh đổ đế quốc.
+ Luận cương chính trị tháng 10/1930 xác định: Đánh đổ đế quốc phong kiến, thực hiện cách mạng ruộng đất triệt để, đưa lại ruộng đất cho dân cày; đánh đổ thực dân Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập, đặt vấn đề thổ địa là cái cốt. Như vậy, Luận cương tháng 10 chưa có chiến lược đại đoàn kết dân tộc và đặt nhiệm vụ thổ địa ruộng đất là thiết yếu

Về lực lượng cách mạng

+ Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930 xác định: lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh, đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung tiểu địa chủ, tư sản dân tộc chưa ra mặt phản cách mạng. Như vậy, ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì Cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đại đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiêm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc
+ Luận cương tháng 10/1930 xác định: giai cấp vô sản là giai cấp chính tham gia và lãnh đạo cách mạng. Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng. Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc và địa chủ chống lại cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kì đầu. Chỉ có phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo cách mạng mà thôi. => Luận cương chưa có chủ trương đại đoàn kết dân tộc.

Vì sao có sự khách nhau đó?

Điểm khác nhau thể hiện ở việc xác định mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ ở hai văn kiện là do:
– Cách nhìn, tầm nhìn, tầm nhận thức của Nguyễn Ái Quốc và Trần Phú
– Đặc điểm, tình hình xã hội Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung cũng như mâu thuẫn gay gắt trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *