Hiện nay với nhu cầu năng lượng càng ngày càng tăng không ngừng. Áp lực của nhu cầu về năng lượng khiến cho các nước đang phát triển hướng tới tận dụng nguồn năng lượng nguyên tử, năng lượng hạt nhân.
Tuy nhiên, lý do công nghệ điện hạt nhân không thích hợp tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là:
a) Về môi trường
Ở đây không phải điện hạt nhân sẽ phá hủy môi trường sống nhưng có nguy cơ rò rỉ chất phóng xạ uranium. Dù công nghệ lò phản ứng hạt nhân ở thế hệ thứ 4, thứ 5 hiện nay gần như có thể hạn chế tối đa khả năng rò rỉ phóng xạ. Công nghệ lò phản ứng điện hạt nhân thế hệ mới có thể xử lý hết chất phóng xạ thoát ra từ các lò phản ứng điện hạt nhân, người dân sống ngoài phạm vi 1km tính từ lò phản ứng hạt nhân không ảnh hưởng. Dẫu sao cũng không thể tuyệt đối được. Việt Nam là quốc gia có dân số đông và mật độ dân số lớn, đường bờ biển trải dài, chính vì nếu có sự cố xảy ra sẽ là một thảm họa rất lớn với môi trường sống của cả con người và nhiều sinh vật
Đồng thời, đòi hỏi về địa điểm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân rất khắt khe, như phải cất giữ được nhiên liệu, phải có kho chứa uranium. Các nước trên thế giới thường bảo quản các thanh nhiên liệu uranium dưới lòng biển, trong môi trường nước nặng, nồng độ muối cao. Thời gian xây dựng các nhà máy điện hạt nhân thường kéo dài với lượng vốn đầu tư lớn cũng là một thách thức.
b. Về kinh tế:
Yếu tố kinh tế chính là lý do lớn nhất cản trở việc phát triển công nghệ hạt nhân tại Việt Nam. Tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam có nhiều thay đổi so với thời điểm quyết định đầu tư dự án. Đầu tư điện hạt nhân cao hơn nhiều lần suất đầu tư các dạng điện năng khác. Chẳng hạn suất đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 quy mô khoảng 2.000MW lên đến 200.000 tỷ đồng (khoảng 10 tỷ USD). Trung bình suất đầu tư 1 nhà máy điện hạt nhân đắt gấp 3 lần các nhà máy nhiệt điện chạy than, 4 lần các nhà máy điện tua bin khí, gấp 5 lần các nhà máy thủy điện. Hơn nữa việc xây dựng kéo dài cũng như việc đầu tư chi phí để xây dựng theo các mô hình an toàn thế hệ 3+ đòi hỏi nguồn vốn rất lớn và liên tục
Mặt khác, Việt Nam cần nguồn vốn lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội, cũng như giải quyết các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra. Chủ trương của Quốc hội, Chính phủ là xem xét lại các dự án ưu tiên để dồn nguồn lực xây dựng các dự án trọng điểm quốc gia như đường cao tốc Bắc Nam, đường sắt tốc độ cao, tuyến đường ven biển, hay sân bay Long Thành
c. Về nguồn nhân lực
Theo định hướng phát triển năng lượng hạt nhân của Chính phủ, ngành Công nghệ hạt nhân đến sau năm 2020 sẽ cần khoảng 4.200 chuyên gia, kỹ sư. Chỉ riêng Ban quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, nhu cầu nhân sự đã vào khoảng 2.200 người, trong đó trình độ đại học, sau đại học các phân ngành điện hạt nhân, an toàn hạt nhân, kỹ thuật nhiệt điện khoảng 900 người. Số còn lại là kỹ thuật viên vận hành nhà máy và các phòng ban khác ít tác động đến kỹ thuật.
Theo đơn vị Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF)…, nhân lực cần cho nhà máy điện hạt nhân công suất 2.000 MW là khoảng 1.000 người có trình độ ĐH, CĐ. Như vậy, để hấp thu chuyển giao công nghệ, vận hành, duy tu bảo dưỡng nhà máy an toàn sẽ cần hơn 1.200 người có trình độ ĐH. nhân lực cho hai nhà máy điện khoảng 2.400 người. Khâu chuẩn bị nhân công này phải đi trước từ 10 – 15 năm.
Với tốc độ đào tạo hiện thời mỗi năm Việt Nam có được hơn 100 kỹ sư ra trường như vậy, ngành này thiếu nguồn nhân công trầm trọng.