Điều thầm kín của tự nhận thức:
Brouwer (1964) cũng đã nhận định rằng: “Việc tự xem xét lại chính mình (Self-Examination) là một bước chuẩn bị cơ bản cho cái bên trong, một điều kiện để có thể gieo “hạt giống” của việc tự hiểu biết chính mình (Self-understanding) và “bông hoa” về “việc hành vi được thay đổi” sẽ dần được nở ra”.
Bạn đang trồng rất nhiều cây tại nhà nhưng trồng trong chậu nhựa và cảm thấy chúng mất thẩm mỹ, bạn đang muốn tìm nơi cung cấp chậu xi măng https://hoangnguyengreen.com/danh-muc/chau-xi-mang-p62 số lượng nhiều và ít nhưng giá thành rẻ và chất lượng phải tốt. Lúc trước mình cũng đau đầu như bạn vậy đó, nhưng từ khi được một người quen giới thiệu đến Hoàng Nguyên Green thì mọi chuyện lại thay đổi, mình đã tìm được những chiếc chậu đẹp, chất lượng và giá rẻ như ý muốn của mình. Bnaj thử tham khảo xem có tìm được chậu trồng cây như mình không nhé.
Chúng ta không thể cải thiện chính mình hoặc phát triển những khả năng mới trừ khi và cho đến khi chúng ta biết mức độ về những khả năng hiện thời mà mình đang nắm giữ. Những bằng chứng dựa vào kinh nghiệm đã chứng tỏ cho ta thấy được rằng: “những cá nhân người mà càng nhận thức rõ về chính bản thân mình bao nhiêu thì họ càng cảm thấy khoẻ hơn, thực hiện công việc tốt hơn trong ai trò quản trị và lãnh đạo và hiệu năng hơn trong công việc”
Tuy nhiên, tự biết về mình (Self-Knowledge) có thể sẽ ngăn chặn những sự cải thiện của các cá nhân thay vì tạo ra những sự cải thiện như ta đã nghĩ. Lý do của điều này là do những cá nhân thường tránh nhìn nhận những sự phát triển của cá nhân và những sự hiểu biết mới về chính bản thân mình. Họ kháng cự lại việc đạt được nhiều thông tin hơn nhằm bảo vệ lòng tự trọng và những sự mặc cảm của chính bản thân mình. Nếu họ có được những thông tin mới về chính bản thân mình thì họ sẽ trở nên xấu đi, những thông tin đó sẽ chống lại họ, tạo ra cho họ một cảm giác thấp kém, vì đó là những thông tin về những điều xấu, những điểm yếu, những điều kinh khủng và xấu xa. Vì vậy họ tránh để đối diện với chính mình.
Như Maslow đã phát biểu rằng: “Chúng ta có khuynh hướng e ngại một số thông tin về chính chúng ta vì nó sẽ là nguyên nhân khiến chúng ta trở nên xem thường chính chúng ta hoặc làm chúng ta cảm thấy thua kém, yếu đi, ngại ngùng hơn, ghê tởm chính mình. Chúng ta bảo vệ chính chúng ta và những hình ảnh chân thật của chính chúng ta bằng cách thể hiện những sự ngăn chặn cùng với những biểu hiện khác, cách mà chúng ta sử dụng để trốn tránh những cái có nguy cơ làm hại ta và gây nguy hiểm cho chính chúng ta.”
Như vậy, chúng ta tránh sự phát triển cá nhân, vì chúng ta lo sợ những điều được làm sáng tỏ ra từ chính chúng ta, có nghĩa chúng ta che dấu những đặc điểm của mình. Nếu đây là một cách tốt hơn, hiểu biết về bản thân mình sẽ làm cho trường hợp hiện tại của chúng ta bị mất cân bằng và bị hạ thấp xuống. Rất khó để chấp nhận những điều đó. Tuy nhiên hãy nghĩ lại rằng việc kháng cự và không chấp nhận hiểu biết về mình nó sẽ làm cho tình trạng chúng ta xấu thêm. Freud cũng đã khẳng định rằng “chúng ta nên chân thật với chính chúng ta là cách tốt nhất để chấp nhận những điều của chính chúng ta, bởi vì chỉ có lòng chân thật của chính chúng ta mới có thể đạt được và tìm được nhiều hơn những thông tin về mình và mới có thể cải thiện được chính mình”.
Vì vậy, tìm kiếm những kiến thức về chính mình được xem là một điều thầm kín. Đó là điều kiện tiên quyết để phát triển và cải thiện, những điều này cũng có thể ngăn chặn những sự phát triển và những cải thiện của chính chúng ta.
Nó sẽ gây nên một tình trạng trì trệ đi vì chúng ta không muốn biết nhiều hơn.
2. Điểm nhạy cảm
Một câu nói thường liên quan đến những khái niệm có tính dễ bị tác động, đó được xem là những “điểm nhạy cảm” (sensitive line), cũng có thể được xem là những mặc cảm của bản thân. Khái niệm này có hàm ý đề cập đến một điểm, mà ở đó những cá nhân thường sẽ đưa ra một sự phòng thủ hoặc một sự cảnh giác đối với những thông tin mà ta chạm đến những điểm đó, thường đó là những thông tin về chính bản thân họ, những khái niệm mà mâu thuẫn với chính “những quan niệm của chính bản thân họ” (Self-concept), hoặc cũng có thể đó là những điều mà ta yêu cầu họ thay đổi những hành vi của họ.
Mặt khác, nếu càng đưa ra những thông tin có tính trái ngược, hoặc đưa ra những điều có hàm ý có tính nghiêm trọng hơn đối với những quan niệm của chính bạn (Self-concept), thì nó sẽ càng dễ để thăm dò những điểm nhạy cảm của bản thân bạn, và bạn sẽ cảm thấy sẽ rất là cần thiết để nhận ra rằng cần phải dựa vào chính bản thân của mình, chứ không dựa vào bất cứ nguồn nào hết. Ví dụ, có một đồng nghiệp nói bạn rằng bạn chẳng có một tư cách, trình độ gì của một nhà quản trị cả, điều này có thể đã đụng đến “điểm nhạy” của bạn nếu bạn nghĩ là bạn có thể làm tốt công việc của một nhà quản trị. Điều này sẽ được xem là một sự thật nếu như người đồng nghiệp này là một người có ảnh hưởng mạnh đối với bạn.
Những câu trả lời của bạn sẽ có thể phụ thuộc vào chính bản thân bạn, tức bạn sẽ
phản xạ lại bằng những thông tin có tính bảo vệ bạn, bảo vệ hình ảnh của chính bạn.
Những cá nhân cũng sẽ trở nên có ý thức tâm lí hơn và phản ứng cứng rắn hơn khi đụng phải những thông tin có tính đe doạ đến những quan niệm của chính họ. Họ có khuynh hướng làm tăng cường thêm những sự cố gắng của họ để bảo vệ cái mà họ xem là thoải mái và thân thiết với mình. Khi những sự khác nhau trong những sự tự nhận thức (Self-image) bị đụng chạm, tính chất hợp lí của thông tin hoặc những nguồn của nó là bị phủ nhận thì những loại kỹ xảo phòng thủ sẽ được sử dụng để đảm bảo cho những khái niệm của chính họ vẫn được vững chắc. Như vậy, khi đụng đến những điểm nhạy này sẽ tạo ra một sự không linh hoạt và bản năng tự bảo vệ sẽ trổi dậy trong mỗi người.
Đối với những tính cách phòng thủ này, chúng ta có thể đưa ra một câu hỏi:
Phải làm thế nào để có thể gia tăng hiệu quả của việc tự hiểu mình (selfknowledge) và những sự thay đổi nhận thức cá nhân nào cần phải tiến hành để đạt
được điều đó. Ở đây có ít nhất hai câu trả lời.
Một là những thông tin tự tìm hiểu mình (self-knowledge) phải là những thông tin có thể xác minh được, có thể đoán trước được và có thể kiểm soát được và do đó nó rất ít đụng chạm đến những điểm nhạy hơn so với những thông tin mà không có những đặc điểm trên. Nếu một cá nhân có thể kiểm soát tính hiệu lực của những thông tin trái ngược nhau, những thông tin là không như mong đợi hoặc ngoài vùng kiểm soát của bản thân mình thì bạn sẽ nhận được những thông tin phản hồi để mà nghe mà chấp nhận.
Một câu trả lời thứ hai đối với vấn đề này đó là việc vượt qua những sự trở ngại để tự xem xét lại những thông tin không thật trong vai trò của những người khác. Và hầu như, chúng ta cũng không thể phát triển những kỹ năng này trong việc tự nhận thức trừ khi chúng ta mạnh dạn đối mặt với nó và vạch trần những điều của chính chúng ta trước những người khác. Trừ khi chúng ta sẵn sàng thừa nhận những điều đó trước những người khác, để từ đó có thể thoải mái hơn trong việc thảo luận với những chuyên gia hoặc những người bên cạnh về những điều mà bản thân mình còn mơ hồ hoặc không biết, có như vậy thì chúng ta mới có thể phát triển bản thân được. Việc tự vạch trần (Self-disclosure) bản thân mình được xem là chìa khoá để cải thiện việc tự nhận thức (Self-awareness).
Điều cần thiết đầu tiên là bạn cần cởi mở đối với những người khác khi bạn gặp phải những khái niệm có tính mơ hồ. Bạn hãy nghĩ rằng nếu bạn đứng trước gương và thấy rõ mình hơn trong đó nhưng bạn sẽ chẳng nhận thấy được gì cả, nhưng nếu bạn bày tỏ với những người khác thì bạn sẽ nhận được nhiều điều bổ ích hơn thế. Đó là bởi vì cơ bản chúng ta là một con người trong xã hội, một thành viên trong tổ chức, chứ không phải lẻ loi, cô độc một mình…”
Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh được điều đó. Sinh viên là những người thường bộc bạch những tâm sự, những điều mà họ còn nghi vấn với nhau, để trao dổi với nhau. Những cá nhân có đức tính tự bộc bạch (self-disclosure) là những người có khuynh hướng đến những điều tốt nhất và sẽ nhận được những sự chấp nhận từ những người khác.
Tuy nhiên cũng đừng bao giờ sử dụng những thông tin mà bạn chia sẻ hay nhận được để phán quyết hay làm tổn thương, xúc phạm đến những người khác. Chính sự thật lòng của chính bạn sẽ làm cho bạn có được mối quan hệ gắn bó, thân thiết với nhau những người mà bạn có thể chia sẻ với họ, có như vậy việc thổ lộ với nhau sẽ dễ dàng, đây là điều kiện tiên quyết để có thể tự tìm hiểu.