Hoạt động điều chỉnh là gì? Phân biệt điều chỉnh chung, điều chỉnh cá biệt và nêu ví dụ minh họa?
Hoạt động điều chỉnh được hiểu là mệnh lệnh của quản trị nhằm tạo ra hoạt động theo các mục tiêu đã xác định. Có 2 loại điều chỉnh là điều chỉnh chung và điều chỉnh cá biệt.
Điều chỉnh chung là điều chỉnh được xác định một lần cho các hoạt động có tính chất lặp lại. Điều chỉnh loại này có ưu điểm lớn là tạo tính thống nhất của hoạt động quản trị và tính ổn định cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do chỉ cần xác định một lần và duy trì cho đến khi thực tế quản trị đòi hỏi phải điều chỉnh lại nên điều chỉnh chung dẫn đến đơn giản hóa nhiệm vụ giảm khối lượng công việc quản trị nói chung và khối lượng công việc cho mọi nhà quản trị nói riêng. Tuy nhiên, điều chỉnh chung lại có hạn chế cơ bản là mang tính cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Do đó sẽ là có hiệu quản nếu điều chỉnh chung được áp dụng đối với hoạt động có tính chất lặp đi lặp lại. Điều chỉnh chung được thể hiện ở các hình thức xây dựng và điều chỉnh, bổ sung điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động của doanh nghiệp.
Điều chỉnh cá biệt là điều chỉnh cho từng hoạt động riêng biệt, không có tính chất lặp lại. Điều chỉnh cá biệt có ưu điểm lớn là linh hoạt, mềm dẻo song lại có hạn chế lớn là thiếu tính thống nhất vì tăng quyền tự quyết cho mỗi nhà quản trị. Điều này dễ dẫn tới sinh ra lạm quyền. Mặt khác, điêu chỉnh cá biệt làm tăng khối lượng công việc của nhà quản trị. Do đó tốt nhất chỉ lên thực hiện điều chỉnh cá biệt đối với các hoạt động đơn lẻ, không có tính chất lặp đi lặp lại theo quy luật.
Ví dụ:
Điều chỉnh chung: Tại doanh nghiệp sản xuất sản phẩm quần áo gia công cho Nike thực hiện điều chỉnh chung thực hiện đổi logo từ ngực trái sang ngực phải trong toàn bộ sản phẩm được sản xuất.
Điều chỉnh cá biệt: Tại doanh nghiệp sản xuất sản phẩm quần áo gia công cho Nike thực hiện điều chỉnh cá biệt thay đổi tên cầu thủ trên mỗi lô áo. Việc thay đổi này được thực hiện trên từng lô hàng được Nike đặt hàng của doanh nghiệp.