Đáp án mang tính chất tham khảo.
Xem thêm: Tại đây
KỂ TÊN CÁC VB PL CỦA VN hiện đang là nguồn luật của TPQT?
– Hiệp định TRIPs 1994 về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT.
– Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền SHCN (Việt Nam gia nhập năm 1981).
– Thoả ước Madrid 1891 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá (Việt Nam gia nhập năm 1981).
– Hiệp ước Washington 1970 về hợp tác đối với sáng chế (Việt Nam gia nhập năm 1993).
– Công ước năm 1966 của Liên hợp quốc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (Việt Nam gia nhập năm 1982).
– Công ước năm 1966 của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị (Việt Nam gia nhập năm 1982).
– Công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Vienna 1963 về quan hệ lãnh sự (Việt Nam gia nhập năm 1980).
– Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (Việt Nam ký kết cùng các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 1998) ….
Bên cạnh việc tham gia ngày càng nhiều vào các điều ước quốc tế đa phương về tư pháp quốc tế, Việt Nam còn tích cực, chủ động ký kết các điều ước quốc tế song phương với nhiều nước có liên quan về lĩnh vực này, ví dụ:
– Các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý ký kết giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam với các nước như: với Tiệp Khắc năm 1982 (Cộng hoà Séc và Cộng hoà Slovakia kế thừa), Cu Ba năm 1984, Hungary năm 1985, Bungari năm 1986, Ba Lan năm 1993, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào năm 1998, Cộng hoà Liên bang Nga năm 1998, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1998, Cộng hoà Pháp năm 1999, Ucraina năm 2000, Mông cổ năm 2000, Belarus năm 2000, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên năm 2002, ….
– Các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài như: với Italia năm 1990, Vương quốc Thái Lan năm 1991, Cộng hoà Liên bang Đức 1993, Namibia năm 1993, Ba Lan năm 1994, Cu Ba tế là nguồn của tư pháp quốc tế xuất hiện chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và hàng hải.