Báo cáo kế toán quản trị được lập có đặc điểm nào sau đây?
Được lập thường theo bộ phận trong doanh nghiệp.
Vì: Đây là 1 đặc điểm của báo cáo kế toán quản trị.
Báo cáo kế toán quản trị được soạn thảo nhằm đáp ứng nhu cầu của:
sử dụng cho các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp.
Vì: Đây là 1 đặc điểm của kế toán quản trị ở khía cạnh người sư dụng.
Báo cáo kế toán quản trị phải đảm bảo cung cấp thông tin:
thường ưu tiên tính kịp thời hơn là chính xác và đầy đủ, vì cung cấp cho nhà quản trị lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu.
Vì: Đây là đặc điểm thông tin của kế toán quản trị.
Báo cáo kế toán quản trị thường được lập vào thời điểm:
linh hoạt theo yêu cầu của nhà quản trị.
Vì: Mục tiêu là cung cấp cho nhà quản trị.
Báo cáo sản xuất là:
Báo cáo quản trị.
Vì: Mục đích của báo cáo sản xuât là cung cấp cho các nhà quản trị tình hình chi phí tại từng phân xưởng.
Các khoản chi phí dưới đây đều là chi phí trực tiếp đối với sản phẩm TRỪ:
chi phí bảo hiểm nhà xưởng.
Vì: Chi phí bảo hiểm nhà xưởng là chi phí gián tiếp phải phân bổ cho từng sản phẩm.
Các khoản chi tiền trong dự toán tiền thường KHÔNG bao gồm các khoản:
khấu hao tài sản cố định.
Vì: Khấu hao tài sản cố định không phải chi phí phát sinh bằng tiền.
Các phương pháp đặc trưng được sử dụng trong kế toán quản trị gồm:
phương pháp phân loại chi phí và phương pháp thiết kế thông tin dưới dạng so sánh.
Vì: Đây là các phương pháp đặc trưng của kế toán quản trị.
Các phương pháp xác định sản lượng sản phẩm tương đương thường được sử dụng khi lập Báo cáo sản xuất là:
nhập trước – xuất trước và bình quân cả kỳ.
Vì: Đặc điểm của sản xuất theo quá trình.
Cân đối thu chi là (200 triệu đồng); lượng tiền tồn tối thiểu là 375 triệu đồng vậy doanh nghiệp cần vay bao nhiêu để đảm bảo cân đối tài chính?
575 triệu đồng.
Vì: Lượng tiền vay phải đảm bảo thu đủ bù chi và lượng tiền tồn ở mức tối thiểu.
Chi phí biến đổi:
có tổng chi phí biến đổi thay đổi khi sản lượng thay đổi trong khi chi phí biến đổi đơn vị không thay đổi khi sản lượng tăng trong phạm vi giới hạn phù hợp và sẽ bằng 0 khi doanh nghiệp ngừng hoạt động.
Vì: Chi phí biến đổi mang những đặc điểm trên.
Chi phí chìm là những chi phí
đã phát sinh và không thể cắt giảm, không thể tránh trong hiện tại và tương lai.
Vì: Đặc điểm của chi phí chìm.
Chi phí cố định:
luôn phát sinh ngay cả khi doanh nghiệp ngừng hoạt động với tổng chi phí cố định không thay đổi, chi phí cố định đơn vị sản phẩm giảm khi tăng sản lượng sản xuất trong giới hạn khả năng phù hợp.
Vì: Các đặc điểm trên đều của chi phí cố định.
Chi phí cố định bắt buộc là:
những chi phí vẫn phát sinh ngay cả khi doanh nghiệp ngừng hoạt động và không thể thay đổi nhanh chóng vì thường liên quan đến TSCĐ và cấu trúc cơ bản của doanh nghiệp.
Vì: Các đặc điểm trên đều của chi phí cố định.
Chi phí cố định trực tiếp là:
những chi phí phát sinh từ các quyết định hàng năm của nhà quản lý và sẽ không phát sinh khi doanh nghiệp ngừng hoạt động.
Vì: Chi phí cố định trực tiếp mang tất cả những đặc điểm trên.
Tham khảo: Bài 2, mục 2.3.2. Nội dung cách phân loại (BG, tr.21).
Chi phí hỗn hợp là loại chi phí:
vừa có yếu tố biến phí vừa có yếu tố định phí.
Vì: Đặc điểm của chi phí hỗn hợp.
Chi phí kiểm soát được là các chi phí:
thuộc phạm vi và quyền quyết định của nhà quản trị, được nhà quản trị ấn định theo quy mô hoạt động và thay đổi theo cấp độ quản lý.
Vì: Chi phí kiểm soát được có tất cả các đặc điểm trên.
Chi phí sản phẩm là chi phí:
phát sinh gắn liền hoạt động sản xuất và được bù đắp một phần theo tình hình tiêu thụ trong kỳ kế toán.
Vì: Đặc điểm của chi phí sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung có thể phân bổ theo:
không có tiêu thức bắt buộc.
Vì: Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý.
Chi phí thời kỳ là:
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Vì: Chi phí thời kỳ là chi phí chỉ liên quan tới một chu kỳ kinh doanh.
Chi phí thời kỳ là loại chi phí:
được khấu trừ ngay vào doanh thu trong kỳ mà chi phí thời kỳ đó phát sinh.
Vì: Đặc điểm chi phí thời kỳ.
Chi phí trực tiếp thường có đặc điểm:
mức phí được ghi nhận chính xác cho từng đối tượng.
Vì: Đặc điểm chi phí trực tiếp.
Chức năng nào dưới đây KHÔNG thuộc chức năng của nhà quản trị?
Phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Vì: Đây không là chức năng của nhà quản trị.
Công ty A có cơ cấu chi phí sản phẩm như sau:
– Biến phí: 1.000 đồng/sản phẩm
– Định phí hàng kỳ: 2.000.000 đồng
– Mức sản xuất trong kỳ: 4.000 sản phẩm
– Năng lực sản xuất từ 2.000 đến 8.000 sản phẩm
Chi phí kinh doanh ở mức 5000 sản phẩm là bao nhiêu
Chi phí kinh doanh ở mức 5.000 sản phẩm là 7.000.000 đồng.
Vì: Chi phí biến đổi = 1.000 ´ 5.000 = 5.000.0000 đồng
Chi phí cố định = 2.000.000 đồng
Tổng chi phí = 7.000.000 đồng
Công ty A có cơ cấu chi phí sản phẩm như sau:
– Biến phí: 1.000 đồng/sản phẩm
– Định phí hàng kỳ: 2.000.000 đồng
– Mức sản xuất trong kỳ: 4.000 sản phẩm
– Năng lực sản xuất từ 2.000 đến 8.000 sản phẩm
Mức chi phí hoạt động cực đại là bao nhiêu?
Mức phí hoạt động cực đại là 10.000.000 đồng
Vì: Chi phí biến đổi = 1.000 ´ 8.000
= 8.000.0000 đồng
Chi phí cố định = 2.000.000 đồng
Tổng chi phí = 10.000.000 đồng
Công ty A có lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm là 125.000 đồng; sản lượng tiêu thụ ban đầu là 800 sản phẩm. Nếu tăng sản lượng tiêu thụ lên 1.000 sản phẩm thì lợi nhuận góp sẽ tăng thêm là:
25 triệu đồng.
Vì: ∆ Lợi nhuận góp = ∆ Sản lượng ´ Lợi nhuận góp đơn vị
= (1.000 – 800) ´ 125.000 = 25.000.000 (đồng)
Công ty A có tài liệu chi tiết như sau:
– Biến phí: 1.000 đồng/sản phẩm
– Tổng định phí: 5.000.000 đồng (định phí sản xuất: 4.000.000 đồng)
– Sản lượng sản xuất: 2.000 sản phẩm
– Sản lượng tiêu thụ: 1.500 sản phẩm
Chi phí thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng trong kỳ có tổng số là:
5.500.000 đồng.
Vì: Biến phí: 1 ´ 1.500 = 1.500 nghìn đồng
Định phí ngoài sản xuất: 1.000 nghìn đồng
Định phí sản xuất:
4.000 ´ 1.500/2.000 = 3.000 nghìn đồng
Vậy tổng chi phí trên Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng là 5.500 nghìn đồng.
Công ty A có tài liệu chi tiết như sau:
– Giá thành đơn vị: 1.000 đồng (trong đó, biến phí sản xuất: 800 đồng/sản phẩm)
– Chi phí bán hàng và quản lý 500 đồng/sản phẩm (trong đó, biến phí bán hàng và quản lý: 120 đồng/sản phẩm)
– Sản lượng sản xuất: 2.000 sản phẩm
– Sản lượng tiêu thụ: 1.500 sản phẩm
Định phí sản xuất kinh doanh trong kỳ có tổng số là:
970.000 đồng.
Vì: Chi phí cố định sản xuất:
(1.000 – 800) ´ 2000 = 400.000 đồng
Chi phí cố định ngoài sản xuất:
(500 – 120) ´ 1500 = 570.000 đồng
Vậy tổng chi phí cố định là 970.000 đồng
Công ty A có tài liệu chi tiết như sau:
– Giá thành đơn vị: 1.000 đồng (trong đó, biến phí sản xuất: 800 đồng/sản phẩm)
– Chi phí bán hàng và quản lý 500 đồng/sản phẩm (trong đó, biến phí bán hàng và quản lý: 120 đồng/sản phẩm)
– Sản lượng sản xuất: 2.000 sản phẩm
– Sản lượng tiêu thụ: 1.500 sản phẩm
Định phí sản xuất kinh doanh trong kỳ có tổng số là:
970.000 đồng.
Vì: Chi phí cố định sản xuất:
(1.000 – 800) ´ 2000 = 400.000 đồng
Chi phí cố định ngoài sản xuất:
(500 – 120) ´ 1500 = 570.000 đồng
Vậy tổng chi phí cố định là 970.000 đồng
Công ty A có tài liệu thống kê như sau:
Mức hoạt động
(sản phẩm) Tổng chi phí
(đồng)
1.000 1.100.000
2.000 1.600.000
800 1.000.000
5.000 3.100.000
8.800 5.000.000
3.000 2.100.000
Chi phí hoạt động ở mức 7.000 SP là bao nhiêu
Chi phí hoạt động kinh doanh ở mức 7.000 sản phẩm là 4.100.000 đồng.
Vì: Chi phí biến đổi đơn vị = (5.000 – 1.000)/(8.800 – 800) = 0,5 (nghìn đồng)
Chi phí cố định = 5.000 – 8.800 ´ 0,5 = 600 (nghìn đồng)
Chi phí tại mức 7.000 sản phẩm là:
600 + 0,5 ´ 7.000 = 4.100 (nghìn đồng)
Công ty A đang kinh doanh 1 loại sản phẩm với doanh thu 1.000.000 đồng, tổng chi phí 800.000 đồng. Sản phẩm đang có dấu hiệu suy thoái và bế tắc trong tương lai. Vì vậy, công ty quyết định ngừng kinh doanh sản phẩm này để chuyển sang kinh doanh sản phẩm mới. Trong năm đầu kinh doanh sản phẩm mới, doanh thu là 1.400.000 đồng, chi phí 1.250.000 đồng. Chi phí cơ hội khi kinh doanh sản phẩm mới là:
00.000 đồng.
Vì: Lợi nhuận cũ = 1.000 – 800 = 200 (nghìn đồng)
Chi phí cơ hội là 200.000 đồng
Công ty A ký hợp đồng thuê nhà xưởng dài hạn với phương thức như sau:
– Chi phí thuê cố định và trả trước hàng năm: 2.000.000 đồng
– Chi phí trả theo doanh thu ước tính hàng năm: 1% doanh thu
– Doanh thu trong năm là 100.000.000 đồng
Chi phí chìm trong năm là:
2.000.000 đồng.
Vì: Chi phí thuê cố định đã trả từ đầu năm và không lấy lại được trong năm nên đó là chi phí chìm.
Công ty A sản xuất và tiêu thụ 1 loại sản phẩm có tài liệu về chi phí sản xuất như sau:
Tháng Số lượng SPSX (chiếc) Tổng chi phí sản xuất
(nghìn đồng)
1 21.000 1.087.000
2 27.500 1.657.000
3 19.800 986.000
4 25.300 1.452.000
5 15.500 937.000
6 23.870 1.204.000
Phương trình chi phí bán hàng: Y = 5.000 + 18 X (nghìn đồng)
Phương trình chi phí quản lý: Y = 9.000 + 10 X (nghìn đồng)
(X là số lượng sản phẩm, giả định số lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ)
Giá bán sản phẩm là: 100 (nghìn đồng). Phương trình chi phí sản xuất có dạng 7.000 + 60 X (nghìn đồng). Giả định số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng 7 là 60.000, Chi phí thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh theo lợi nhuận góp trong kỳ có tổng số là:
5.301.000 (nghìn đồng)
Vì: Phương trình tổng chi phí là:
Y = 21.000 + 88X
Chi phí tại mức 60.000 sản phẩm là:
21.000 + 88 ´ 60.000 = 5.301.000
Công ty A sản xuất và tiêu thụ 1 loại sản phẩm có tài liệu về chi phí sản xuất như sau:
Tháng
Số lượng SPSX (chiếc)
Tổng chi phí sản xuất
(nghìn đồng)
1
21.000
1.087.000
2
27.500
1.657.000
3
19.800
986.000
4
25.300
1.452.000
5
15.500
937.000
6
23.870
1.204.000
Phương trình chi phí bán hàng: Y = 5.000 + 18 X (nghìn đồng)
Phương trình chi phí quản lý: Y = 9.000 + 10 X (nghìn đồng)
(X là số lượng sản phẩm, giả định số lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ)
Giá bán sản phẩm là: 100 (nghìn đồng). Phương trình chi phí sản xuất có dạng 7.000 + 60 X (nghìn đồng). Giả định số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng 7 là 60.000, Chi phí thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh theo lợi nhuận góp trong kỳ có tổng số là:
5.301.000 (nghìn đồng)
Vì: Phương trình tổng chi phí là:
Y = 21.000 + 88X
Chi phí tại mức 60.000 sản phẩm là:
21.000 + 88 ´ 60.000 = 5.301.000
Công ty A sản xuất và tiêu thụ 1 loại sản phẩm có tài liệu về chi phí sản xuất như sau:
Tháng Số lượng SPSX (chiếc) Tổng chi phí sản xuất
(nghìn đồng)
1 21.000 1.087.000
2 27.500 1.657.000
3 19.800 986.000
4 25.300 1.452.000
5 15.500 937.000
6 23.870 1.204.000
Phương trình chi phí bán hàng: Y = 5.000 + 18 X (nghìn đồng)
Phương trình chi phí quản lý: Y = 9.000 + 10 X (nghìn đồng)
(X là số lượng sản phẩm, giả định số lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ)
Giá bán sản phẩm là: 100 (nghìn đồng). Phương trình chi phí sản xuất có dạng 7.000 + 60 X (nghìn đồng). Giả định số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng 7 là 60.000. Tỉ lệ lợi nhuận góp trên doanh thu thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh theo lợi nhuận góp trong kỳ là:
12%
Vì: Tỷ lệ lợi nhuận góp = 1 – Tỷ lệ chi phí biến đổi = 1 – 88/100 = 0,12 = 12%
Công ty A sản xuất và tiêu thụ 1 loại sản phẩm có tài liệu về chi phí sản xuất như sau:
Tháng Số lượng SPSX (chiếc) Tổng chi phí sản xuất
(nghìn đồng)
1 21.000 1.087.000
2 27.500 1.657.000
3 19.800 986.000
4 25.300 1.452.000
5 15.500 937.000
6 23.870 1.204.000
Phương trình chi phí bán hàng: Y = 5.000 + 18 X (nghìn đồng)
Phương trình chi phí quản lý: Y = 9.000 + 10 X (nghìn đồng)
(X là số lượng sản phẩm, giả định số lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ)
Giá bán sản phẩm là: 100 (nghìn đồng)
Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu, phương trình chi phí sản xuất có dạng:
Y = 7.000 + 60 X (nghìn đồng)
Vì: Chi phí biến đổi đơn vị
= (1.657 – 937)/(27.500 – 15.500) = 0,06 (triệu đồng)
Chi phí cố định = 937 – 15.500 ´ 0,06 = 7 (triệu đồng)
Phương trình chi phí sản xuất:
Y = 7.000 + 60X (nghìn đồng)
Công ty A sản xuất và tiêu thụ 1 loại sản phẩm có tài liệu về chi phí sản xuất như sau:
Tháng Số lượng SPSX (chiếc) Tổng chi phí sản xuất
(nghìn đồng)
1 21.000 1.087.000
2 27.500 1.657.000
3 19.800 986.000
4 25.300 1.452.000
5 15.500 937.000
6 23.870 1.204.000
Phương trình chi phí bán hàng: Y = 5.000 + 18 X (nghìn đồng)
Phương trình chi phí quản lý: Y = 9.000 + 10 X (nghìn đồng)
(X là số lượng sản phẩm, giả định số lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ)
Giá bán sản phẩm là: 100 (nghìn đồng). Tháng 7, công ty đã sản xuất và tiêu thụ 60.000 sản phẩm. Giả định doanh thu tháng 8 tăng 20% so với tháng 7, thì lợi nhuận thuần tăng là:
144.000 (nghìn đồng)
Vì: ∆ Lợi nhuận = ∆ Lợi nhuận góp = ∆ Doanh thu ´ Tỷ lệ Lợi nhuận góp
= 60.000 ´ 100 ´ 20% ´ 0,12 = 144.000
Công ty A với chức năng sản xuất kinh doanh, trong kỳ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp 1.000 đồng/sản phẩm, chi phí sản xuất chung 400 đồng/sản phẩm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 500 đồng/sản phẩm. Với mức sản xuất là 5.000 sản phẩm, tiêu thụ là 4.000 sản phẩm, chi phí sản phẩm trong kỳ là:
7.000.000 đồng.
Vì: Chi phí sản phẩm gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp và Chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản phẩm = (1.000 + 400) ´ 5.000 = 7.000.000 đồng
Công ty A với chức năng sản xuất kinh doanh, trong kỳ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp 1.000 đồng/sản phẩm, chi phí sản xuất chung 400 đồng/sản phẩm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 500 đồng/sản phẩm. Với mức sản xuất là 5.000 sản phẩm, tiêu thụ là 4.000 sản phẩm, giá bán là 2.400 đồng/sản phẩm.
Giá vốn thành phẩm tồn kho là bao nhiêu?
Giá vốn thành phẩm tồn kho là 1.400.000 đồng.
Vì: Giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ = (1.000 + 400) ´ (5.000 – 4.000) = 1.400.000 đồng
Công ty B có chi phí cố định là 120 triệu đồng/tháng; Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm là 20.000 đồng thì sản lượng hòa vốn của công ty là:
6000 sản phẩm.
Vì: Sản lượng hòa vốn = Chi phí cố định/Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm
= 120.000.000/20.000 = 600 (sản phẩm)
Công ty Cổ phần Đại Phát Đạt kinh doanh một loại sản phẩm A trong tháng 10/2010 có doanh thu tiêu thụ là 5 tỷ đồng, giá bán đơn vị sản phẩm là 50 ngàn đồng, chi phí biến đổi đơn vị là 35 ngàn đồng, Tổng chi phí cố định là 1,2 tỷ đồng. Lợi nhuận của Công ty trong tháng 10/2010 là:
300 triệu đồng.
Vì: Sản lượng = Doanh thu/giá bán
5.000.000.000/50.000 = 100.000 (sản phẩm)
Chi phí biến đổi = 100.000 ´ 35.000 = 3.500.00.000 (đồng)
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí biến đổi – Chi phí cố định = 5 – 3,5 – 1,2 = 0,3 (tỷ đồng)b
Công ty K có giá bán đơn vị sản phẩm là 200.000 đồng; sản lượng hòa vốn là 1.000 sản phẩm và chi phí cố định là 40 triệu đồng. Nếu công ty chi 20 triệu đồng để quảng cáo và sản lượng tăng thêm 400 sản phẩm thì lợi nhuận tăng thêm:
– 4 triệu đồng.
Vì: Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = Tổng lợi nhuận góp/Sản lượng
= 40.000.000/1.000 = 40.000 đồng
Δ Lợi nhuận thuần = Δ Lợi nhuận góp – Δ Chi phí cố định = Δ Sản lượng ´ Lợi nhuận góp đơn vị – Δ Chi phí cố định
= 400 ´ 40.000 – 20.000.000 = – 4.000.000 đồng
Công ty K có giá bán đơn vị sản phẩm là 200.000 đồng; sản lượng hòa vốn là 1.000 sản phẩm và chi phí cố định là 40 triệu đồng thì khi công ty tăng sản lượng tiêu thụ lên 1.200 sản phẩm lợi nhuận thuần sẽ tăng thêm:
8 triệu đồng.
Vì: Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = Tổng lợi nhuận góp/Sản lượng
= 40.000.000/1.000 = 40.000 đồng
Δ Lợi nhuận thuần = Δ Lợi nhuận góp = Δ Sản lượng ´ Lợi nhuận góp đơn vị
= (1.200 – 1.000) ´ 40.000 = 8.000.000 đồng
Công ty K có giá bán đơn vị sản phẩm là 200.000 đồng; sản lượng hòa vốn là 1.000 sản phẩm và CPCĐ là 40 triệu đồng. Nếu công ty chi 10 triệu cho Quảng cáo thì sản lượng tối thểu cần đạt là:
1.250 sản phẩm.
Vì: Để thực hiện quảng cáo thì
Lợi nhuận thuần mới ≥ Lợi nhuận thuần cũ
Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = Tổng lợi nhuận góp /Sản lượng
= 40.000.000/1.000 = 40.000 đồng
∆ Sản lượng = (∆ Lợi nhuận thuần + ∆ chi phí cố định)/ Lợi nhuận góp đơn vị
= (0 + 10.000.000)/40.000 = 250 (sản phẩm)
Công ty K có sản lượng thực tế là 1.200 sản phẩm; sản lượng hòa vốn là 1.000 sản phẩm và chi phí cố định là 40 triệu đồng. Nếu công ty muốn tăng sản lượng tiêu thụ lên 1.600 sản phẩm bằng cách khuyến mại thêm quà tặng cho mỗi sản phẩm bán được thì trị giá tối đa của món quà là:
10.000 đồng.
Vì: Lợi nhuận góp đơn vị = 40.000.000/1.000 = 40.000 đồng
Lợi nhuận thuần cũ = (1.200 – 1.000) ´ 40.000 = 8.000.000 đồng
Lợi nhuận thuần mới = Lợi nhuận góp – Chi phí cố định
= 1.600 ´ (40.000 – K/m) – 40.000.000 = 8.000.000
=> K/m = 10.000 đồng
Công ty K có sản lượng tiêu thụ thực tế là 1.200 sản phẩm; sản lượng hòa vốn là 1.000 sản phẩm và chi phí cố định là 40 triệu đồng. Nếu công ty tặng kèm mỗi sản phẩm bán được một phần quà trị giá 1.000 đồng thì sản lượng tiêu thụ cần đạt:
1.230 sản phẩm.
Vì: Lợi nhuận góp đơn vị = 40.000.000/1.000 = 40.000 đồng
Tổng lợi nhuận góp = 40.000 ´ 1.200 = 48.000.000 đồng
Sản lượng thực tế = Tổng lợi nhuận góp/Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm mới
= 48.000.000/(40.000 – 1.000) = 1.230 sản phẩm
Công ty L kinh doanh sản phẩm M có giá bán đơn vị sản phẩm là 200.000 đồng; giá mua ban đầu là 65.000 đồng và hoa hồng bán hàng là 5% so với doanh thu. Tỷ lệ lợi nhuận góp của sản phẩm M là:
62,5%
Vì: Tỷ lệ lợi nhuận góp = Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm/Giá bán
= (200.000 – 65.000 – 200.000 ´ 5%)/200.000 = 0,625
Công ty L kinh doanh sản phẩm M có giá bán đơn vị sản phẩm là 200.000 đồng; giá mua ban đầu là 65.000 đồng và hoa hồng bán hàng là 5% so với doanh thu. Vậy lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm M sẽ là:
125.000 đồng.
Vì: Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = Giá bán – Chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm
= 200.000 – (65.000 + 200.000 ´ 5%)
= 125.000 đồng
Công ty LNT có chi phí cố định là 180 triệu đồng; Tỷ lệ lợi nhuận góp của hai sản phẩm A là 0,6 và sản phẩm B là 0,4. Nếu doanh thu sản phẩm B chiếm 60% tổng doanh thu thì doanh thu B tại điểm hòa vốn là:
225 triệu đồng.
Vì: Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân = 0,6 ´ 0,4 + 0,4 ´ 0,6 = 0,48
Doanh thu hòa vốn = Tổng chi phí cố định/Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân
= 180.000.000/0,48 = 375.000.000 đồng
Doanh thu B = 375.000.000 ´ 0,6 = 225.000.000 đồng
Công ty LNT có chi phí cố định là 180 triệu đồng; Tỷ lệ lợi nhuận góp của hai sản phẩm A là 0,6 và sản phẩm B là 0,4. Nếu doanh thu sản phẩm B chiếm 60% tổng doanh thu thì doanh thu hòa vốn sẽ là:375 triệu đồng.
Vì: Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân = 0,6 ´ 0,4 + 0,4 ´ 0,6 = 0,48
Doanh thu hòa vốn = Tổng chi phí cố định/Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân
= 180.000.000/0,48 = 375.000.000 đồng
Công ty LNT tiêu thụ dồng thời hai sản phẩm P và Q với doanh thu tiêu thụ lần lượt là 200 triệu đồng và 300 triệu đồng. Nếu chi phí biến đổi của hai sản phẩm này lần lượt là 80 triệu đồng và 180 triệu đồng thì tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân của công ty là:0,48
Vì: Tỷ lệ lợi nhuận góp = 1 – Tỷ lệ chi phí biến đổi/Doanh thu
Tỷ lệ lợi nhuận góp sản phẩm P = 1 – 80/200 = 0,6
Tỷ lệ lợi nhuận góp sản phẩm Q = 1 – 180/300 = 0,4
Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân = ∑(Cơ cấu doanh thu SPi ´ Tỷ lệ lợi nhuận góp SPi)
= 0,6 ´ 200/500 + 0,4 ´ 300/500 = 0,48
Công ty N kinh doanh đồng thời 3 sản phẩm A; B; C có Tỷ lệ lợi nhuận góp lần lượt là 10%; 30% và 20%. Nếu doanh thu sản phẩm A là 90 triệu đồng; sản phẩm B là 90 triệu đồng; sản phẩm C là 270 triệu đồng và sản lượng tiêu thụ là 1.000 bộ sản phẩm (2A: 2B: 1C) thì lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm bình quân là:18.000 đồng.
Vì: Lợi nhuận góp đơn vị bình quân = Tổng lợi nhuận góp/Tổng sản lương các sản phẩm
Tổng lợi nhuận góp = 90 ´ 0,1 + 90 ´ 0,3 + 270 ´ 0,2 = 90 triệu đồng
Tổng sản lượng = 1000 ´ (2 + 2 + 1) = 5.000 sản phẩm
Lợi nhuận góp đơn vị bình quân = 90.000.000/5000 = 18.000 đồng
Công ty T bán đồng thời hai loại áo sơ mi A và B. Nếu cứ bán được 2 sản phẩm N thì sẽ bán được 3 sản phẩm M thì cơ cấu tiêu thụ theo sản lượng của hai sản phẩm này sẽ là:40% và 60%
Vì: Cơ cấu sản lượng sản phẩm A = 2/(2 + 3) = 0,4 = 40%
Cơ cấu sản lượng sản phẩm B = 3/(2 + 3) = 0,6 = 60%
Công ty T bán hai sản phẩm A và B với lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm lần lượt là 125.000 đồng và 200.000 đồng. Nếu tổng chi phí cố định phát sinh trong kỳ của công ty L là 85 triệu đồng và cơ cấu sản lượng tiêu thụ là 2:3 thì sản lượng hòa vốn chung của công ty sẽ là:500 sản phẩm.
Vì: Lợi nhuận góp đơn vị bình quân = 125.000 ´ 0,4 + 200.000 ´ 0,6 = 170.000 đồng
Sản lượng hòa vốn = Chi phí cố định/Lợi nhuận góp đơn vị bình quân = 85.000.000/170.000 = 500 sản phẩm
Công ty T bán hai sản phẩm A và B với lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm lần lượt là 125.000 đồng và 200.000 đồng. Nếu tổng chi phí cố định phát sinh trong kỳ của công ty L là 85 triệu đồng và cơ cấu sản lượng tiêu thụ là 2:3 thì sản lượng sản phẩm A tại điểm hòa vốn là:200 sản phẩm.
Vì: Lợi nhuận góp đơn vị bình quân = 125.000 ´ 0,4 + 200.000 ´ 0,6 = 170.000 đồng
Sản lượng hòa vốn = Chi phí cố định/Lợi nhuận góp đơn vị bình quân
= 85.000.000/170.000 = 500 sản phẩm
Sản lượng A = 500 ´ 0,4 = 200 sản phẩm
Công ty T bán hai sản phẩm M và N theo tỷ lệ 3:2. Giá bán lần lượt là 200.000 đồng và 400.000 đồng. Giá nhập từ nhà sản xuất hai sản phẩm lần lượt là 75.000 đồng và 200.000 đồng. Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm bình quân công ty L sẽ là:155.000 đồng.
Vì: Lợi nhuận góp đơn vị bình quân = ∑(Cơ cấu sản lượng SPi ´ Lợi nhuận góp đơn vị SPi)
= 0,6 ´ (200.000 – 75.000) + 0,4 ´ (400.000 – 200.000) = 155.000 đồng
Công ty thương mại A có tài liệu chi tiết như sau:
– Biến phí: 1.000 đồng/sản phẩm (giá vốn hàng mua: 800 đồng/sản phẩm, biến phí bán hàng và quản lý: 200 đồng/sản phẩm)
– Tổng định phí bán hàng và quản lý: 5.000.000 đồng
– Sản lượng mua: 2.000 sản phẩm
– Sản lượng tiêu thụ: 1.500 sản phẩm
Chi phí thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh theo lợi nhuận góp trong kỳ có tổng số là:6.500.000 đồng.
Vì: Biến phí: 1 ´ 1.500 = 1.500 nghìn đồng
Định phí: 5.000 nghìn đồng
Vậy Tổng chi phí là 6.500 nghìn đồng
Công ty X có doanh thu là 100 triệu đồng; chi phí cố định là 20 triệu đồng và lợi nhuận thuần là 20 triệu đồng. Nếu công ty muốn gia tăng lợi thêm 5 triệu đồng thì doanh thu cần đạt mức:112,5 triệu đồng.
Vì: Tổng lợi nhuận góp = Chi phí cố định + Lợi nhuận thuần
= 20 + 20 = 40 triệu đồng
Tỷ lệ lợi nhuận góp = Tổng lợi nhuận góp/Doanh thu = 40/100 = 0,4
Doanh thu = (Lợi nhuận thuần + Chi phí cố định)/Tỷ lệ lợi nhuận góp
= (20 + 5 + 20)/0,4 = 112,5 triệu đồng
Công ty X có lợi nhuận góp đơn vị là 40.000 đồng; chi phí cố định là 20 triệu đồng và lợi nhuận thuần là 20 triệu đồng thì tỷ lệ doanh thu an toàn của công ty X trong trường hợp trên là:0,5
Vì: Tổng lợi nhuận góp = Chi phí cố định + Lợi nhuận thuần
= 20 + 20 = 40 (triệu đồng)
Có:
Tỷ lệ lợi nhuận góp = Tổng lợi nhuận góp/Doanh thu thực tế
Doanh thu hòa vốn = Tổng chi phí cố định/Tỷ lệ lợi nhuận góp
→ Doanh thu an toàn = Doanh thu thực tế – Doanh thu hòa vốn = Doanh thu thực tế – Tổng chi phí cố định/(Tổng lợi nhuận góp/Doanh thu thực tế) = Doanh thu thực tế ´ (1 – Tổng chi phí cố định/Tổng lợi nhuận góp)
Tỷ lệ doanh thu an toàn = Doanh thu an toàn/Doanh thu thực tế = (1 – Tổng chi phí cố định/Tổng lợi nhuận góp)
= 1 – 20/40 = 0,5Công ty X có tổng chi phí cố định là 20 triệu đồng và tổng chi phí biến đổi tại điểm hòa vốn là 30 triệu đồng thì tỷ lệ lợi nhuận góp của công ty là:0,4
Vì: Tỷ lệ lợi nhuận góp = Tổng lợi nhuận góp/Doanh thu
Tại điểm hòa vốn Tổng lợi nhuận góp = chi phí cố định
và Doanh thu = Tổng chi phí nên:
Tỷ lệ lợi nhuận góp = 20/50 = 0,4
Công ty Z có Tổng chi phí cố định là 20 triệu đồng; giá bán đơn vị sản phẩm là 100.000 đồng và chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm là 60.000 đồng thì doanh thu hòa vốn của công ty là:50 triệu đồng.
Vì: Tỷ lệ lợi nhuận góp = Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm/Giá bán
= (100.000 – 60.000)/100.000 = 0,4
Doanh thu hòa vốn = Tổng chi phí cố định/Tỷ lệ lợi nhuận góp
= 20.000.000/0,4 = 50.000.000 đồng.
Cơ cấu doanh thu tiêu thụ một SP là tỷ số giữa:doanh thu SP với Tổng doanh thu các sản phẩm.
Vì: Cơ cấu doanh thu SP = Doanh thu SP/Tổng doanh thu các sản phẩm
Cơ cấu sản lượng tiêu thụ của một sản phẩm được tính bằng:Sản lượng tiêu thụ SPi/Tổng sản lượng tiêu thụ các SP
Vì: Cơ cấu sản lượng tiêu thụ SPi = Sản lượng tiêu thụ Spi/Tổng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm
Cơ sở để xây dựng dự toán không bao gồm:cảm hứng của nhà quản lý.
Vì: Cảm hứng của nhà quản lý không phải một cơ sở khoa học.
Doanh nghiệp LNT có lượng thành phẩm tồn kho đầu kỳ là 300 sản phẩm; sản lượng tiêu thụ kế hoạch là 2.000 sản phẩm và tỷ lệ dự trữ thành phẩm là 10% nhu cầu tiêu thụ trong kỳ thì sản lượng sản xuất là:1.900 sản phẩm.
Vì: Sản lượng sản xuất = 2.000 + (10% ´ 2.000) – 300 = 1.900
Doanh thu an toàn là:chênh lệch giữa doanh thu thực tế và doanh thu hòa vốn.
Vì: Doanh thu an toàn = Doanh thu thực tế – Doanh thu hòa vốn
Dự toán áp đặt có nhược điểm là:tính khả thi của dự toán thấp.
Vì: Tính khả thi của dự toán thấp do mục tiêu dự toán được xác định ở cấp cao nhưng được thực hiện ở cấp cơ sở.
Dự toán bảng cân đối kết toán không được lập dựa trên:giá trị thị trường của các tài sản trong kỳ dự toán.
Vì: Bảng cân đối kế toán được lập dựa trên giá trị ghi sổ của các tài sản theo cơ sở dồn tích.
Dự toán báo cáo tài chính bao gồm các dự toán:dự toán báo cáo kết quả kinh doanh.
Vì: Báo cáo kết quả kinh doanh là một trong các báo cáo tài chính.
Dự toán có thể được mô tả bằng hình ảnh như:một bức tranh kinh tế tổng thể của doanh nghiệp trong tương lai.
Vì: Dự toán là những dự kiến về những hoạt động kinh tế trong tương lai của doanh nghiệp.
Dự toán không áp đặt có ưu điểm là:tính khả thi của dự toán cao.
Vì: Mục tiêu dự toán được xây dựng từ cấp cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện dự toán nên tính khả thi cao.
Dự toán linh hoạt (dự toán động) là:dự toán lập cho đồng thời nhiều mức hoạt động.
Vì: Dự toán linh hoạt được lập cho đồng thời nhiều mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
Dự toán tĩnh là:dự toán lập cho một mức hoạt động.
Vì: Dự toán tĩnh là dự toán được lập cho duy nhất một mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
Đặc điểm của dự toán chi phí nhân công trực tiếp là:được lập dựa trên định mức thời gian và số lượng sản phẩm sản xuất.
Vì: Chi phí nhân công trực tiếp = Sản lượng sản xuất ´ Định mức thời gian ´ Đơn giá thời gian lao động trực tiếp
Đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây là đặc điểm của hệ thống báo cáo kế toán quản trị?Thông tin kế toán quản trị không mang tính pháp lệnh.
Vì: Đặc điểm theo tính pháp lệnh của kế toán quản trị.
Đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây là đặc điểm của hệ thống kế toán quản trị?
Báo cáo của kế toán quản trị thường theo bộ phận trong doanh nghiệp.
Vì: Đây là 1 đặc điểm của kế toán quản trị.
Đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây là đặc điểm của hệ thống kế toán tài chính?
Thông tin thường phản ánh quá khứ kết quả của quá trình kinh doanh.
Vì: Đây là 1 đặc điểm của kế toán tài chính.
Đâu KHÔNG phải căn cứ xây dựng dự toán chi phí nguyên vật liệu?Định mức thời gian lao động.
Vì: Định mức thời gian lao động trực tiếp là cơ sở lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp.
Đâu không phải một vai trò của dự toán:Dự toán giúp nhà quản lý cấp thấp đối phó với các nhà quản lý cấp cao.
Vì: Dự toán xuất phát từ nhu cầu quản lý không phải nhu cầu đối phó.
Để phản ánh chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản chi phí sản xuất chung. Chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK này trước khi kết chuyển cho biết:chi phí sản xuất chung thực tế khác chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ.
Vì: Bên Nợ phản ánh chi phí sản xuất chung thực tế.
Bên Có phản ánh chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ.|
Để phản ánh chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản chi phí sản xuất chung. Nếu chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK này trước khi kết chuyển là âm cho biết:chi phí sản xuất chung thực tế nhỏ hơn chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ.
Vì: Bên Nợ phản ánh chi phí sản xuất chung thực tế.
Bên Có phản ánh chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ.
Để phản ánh chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản chi phí sản xuất chung. Nếu chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK này trước khi kết chuyển là dương, cho biết:chi phí sản xuất chung thực tế lớn hơn chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ.
Vì: Bên Nợ phản ánh chi phí sản xuất chung thực tế.
Bên Có phản ánh chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ.
Điểm hòa vốn trên đồ thị là điểm giao cắt giữa:đường doanh thu và đường tổng chi phí.
Vì: Doanh nghiệp hòa vốn nếu:
Doanh thu = Tổng chi phí (hay Lợi nhuận thuần = 0)
Định mức chi phí sản xuất chung phải tách biệt hai phần chi phí biến đổi và chi phí cố định vì:chi phí này là chi phí hỗn hợp.
Vì: Chi phí sản xuất chung là chi phí hỗn hợp gồm cả yếu tố biến đổi và yếu tố cố định.
Định mức thời gian lao động trực tiếp là:thời gian lao động trực tiếp cho chế tạo một sản phẩm.
Vì: Thời gian lao động trực tiếp có thể đo bằng giờ, buổi, ngày công..
Định mức thời gian lao động trực tiếp là 1,5h/sản phẩm; sản lượng sản xuất trong kỳ là 20.000 sản phẩm và tổng chi phí nhân công trực tiếp kỳ dự toán là 600 triệu thì đơn giá thời gian lao động là:20.000 đồng/h
Vì: Chi phí nhân công trực tiếp = Sản lượng sản xuất ´ Định mức thời gian ´ Đơn giá thời gian lao động trực tiếp
→ Đơn giá thời gian lao động trực tiếp = 600.000.000/(20.000 ´ 1,5) = 20.000 đồng/h
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là:lượng nguyên vật liệu tiêu hao trên một sản phẩm.
Vì: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất một sản phẩm.
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là 1,8 m2; sản lượng sản xuất là 10.000 sản phẩm và tỷ lệ dự trữ nguyên vật liệu là 20% nhu cầu cho sản xuất trong kỳ thì lượng nguyên vật liệu cần mua sẽ là bao nhiêu? Biết đầu kỳ có 1.500 m2.20.100 m2
Vì: NVL cần mua = (1,8 ´ 10.000) + 20% x (1,8 ´ 10.000) – 1.500 = 20.100 m2
Trong đó: NVL cho sản xuất = Định mức tiêu hao nguyên vật liệu ´ Sản lượng sản xuất = 1,8 ´ 10.000 =18.000 m2
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là 1,8 m2; sản lượng sản xuất là 10.000 sản phẩm và tỷ lệ dự trữ nguyên vật liệu là 20% nhu cầu cho sản xuất trong kỳ thì lượng nguyên vật liệu dự trữ cuối kỳ là bao nhiêu?3.600 m2
Vì: Lượng nguyên vật liệu dự trữ cuối kỳ = Nguyên vật liệu cho nhu cầu sản xuất ´ Tỷ lệ dự trữ cuối kỳ = (1,8 ´ 10.000) ´ 20% = 3.600 m2
Độ lớn đòn bảy kinh doanh cho biết mức độ thay đổi của:lợi nhuận thuần khi doanh thu thay đổi.
Vì: DOL = %∆ Lợi nhuận thuần/%∆ Doanh thu
Độ lớn đòn bảy kinh doanh được xác định theo công thức:Tổng lợi nhuận góp/Lợi nhuận thuần.
Vì: DOL = Tổng Lợi nhuận góp/Lợi nhuận thuần
Đường biểu diễn chi phí cố định trong đồ thị điểm hòa vốn là đường:thẳng và song song với trục sản lượng.
Vì: Chi phí cố định không thay đổi theo sản lượng.
Đường biểu diễn tổng chi phí trong đồ thị điểm hòa vốn là đường thẳng:song song với đường chi phí biến đổi.
Vì: Tổng chi phí = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi
Trong đó: Chi phí cố định không thay đổi theo sản lượng và Chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với sản lượng tiêu thụ.
Hệ thống báo cáo Kế toán quản trị cung cấp thông tin:cho từng bộ phận doanh nghiệp.
Vì: Đây là đặc điểm của báo cáo kế toán quản trị.
Kế toán cung cấp thông tin tổng hợp về chi phí cho các đơn hàng đang thực hiện như sau:
Dự toán tĩnh là:dự toán lập cho một mức hoạt động.
Vì: Dự toán tĩnh là dự toán được lập cho duy nhất một mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
Đặc điểm của dự toán chi phí nhân công trực tiếp là:được lập dựa trên định mức thời gian và số lượng sản phẩm sản xuất.
Vì: Chi phí nhân công trực tiếp = Sản lượng sản xuất ´ Định mức thời gian ´ Đơn giá thời gian lao động trực tiếp
Đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây là đặc điểm của hệ thống báo cáo kế toán quản trị?Thông tin kế toán quản trị không mang tính pháp lệnh.
Vì: Đặc điểm theo tính pháp lệnh của kế toán quản trị.
Đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây là đặc điểm của hệ thống kế toán quản trị?
Báo cáo của kế toán quản trị thường theo bộ phận trong doanh nghiệp.
Vì: Đây là 1 đặc điểm của kế toán quản trị.
Đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây là đặc điểm của hệ thống kế toán tài chính?
Thông tin thường phản ánh quá khứ kết quả của quá trình kinh doanh.
Vì: Đây là 1 đặc điểm của kế toán tài chính.
Đâu KHÔNG phải căn cứ xây dựng dự toán chi phí nguyên vật liệu?Định mức thời gian lao động.
Vì: Định mức thời gian lao động trực tiếp là cơ sở lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp.
Đâu không phải một vai trò của dự toán:Dự toán giúp nhà quản lý cấp thấp đối phó với các nhà quản lý cấp cao.
Vì: Dự toán xuất phát từ nhu cầu quản lý không phải nhu cầu đối phó.
Để phản ánh chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản chi phí sản xuất chung. Chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK này trước khi kết chuyển cho biết:chi phí sản xuất chung thực tế khác chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ.
Vì: Bên Nợ phản ánh chi phí sản xuất chung thực tế.
Bên Có phản ánh chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ.
Để phản ánh chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản chi phí sản xuất chung. Nếu chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK này trước khi kết chuyển là âm cho biết:chi phí sản xuất chung thực tế nhỏ hơn chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ.
Vì: Bên Nợ phản ánh chi phí sản xuất chung thực tế.
Bên Có phản ánh chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ.
Để phản ánh chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản chi phí sản xuất chung. Nếu chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK này trước khi kết chuyển là dương, cho biết:chi phí sản xuất chung thực tế lớn hơn chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ.
Vì: Bên Nợ phản ánh chi phí sản xuất chung thực tế.
Bên Có phản ánh chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ.
Điểm hòa vốn trên đồ thị là điểm giao cắt giữa:đường doanh thu và đường tổng chi phí.
Vì: Doanh nghiệp hòa vốn nếu:
Doanh thu = Tổng chi phí (hay Lợi nhuận thuần = 0)
Định mức chi phí sản xuất chung phải tách biệt hai phần chi phí biến đổi và chi phí cố định vì:chi phí này là chi phí hỗn hợp.
Vì: Chi phí sản xuất chung là chi phí hỗn hợp gồm cả yếu tố biến đổi và yếu tố cố định.
Định mức thời gian lao động trực tiếp là:thời gian lao động trực tiếp cho chế tạo một sản phẩm.
Vì: Thời gian lao động trực tiếp có thể đo bằng giờ, buổi, ngày công.
.Định mức thời gian lao động trực tiếp là 1,5h/sản phẩm; sản lượng sản xuất trong kỳ là 20.000 sản phẩm và tổng chi phí nhân công trực tiếp kỳ dự toán là 600 triệu thì đơn giá thời gian lao động là:20.000 đồng/h
Vì: Chi phí nhân công trực tiếp = Sản lượng sản xuất ´ Định mức thời gian ´ Đơn giá thời gian lao động trực tiếp
→ Đơn giá thời gian lao động trực tiếp = 600.000.000/(20.000 ´ 1,5) = 20.000 đồng/h
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là:lượng nguyên vật liệu tiêu hao trên một sản phẩm.
Vì: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất một sản phẩm.
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là 1,8 m2; sản lượng sản xuất là 10.000 sản phẩm và tỷ lệ dự trữ nguyên vật liệu là 20% nhu cầu cho sản xuất trong kỳ thì lượng nguyên vật liệu cần mua sẽ là bao nhiêu? Biết đầu kỳ có 1.500 m2.20.100 m2
Vì: NVL cần mua = (1,8 ´ 10.000) + 20% x (1,8 ´ 10.000) – 1.500 = 20.100 m2
Trong đó: NVL cho sản xuất = Định mức tiêu hao nguyên vật liệu ´ Sản lượng sản xuất = 1,8 ´ 10.000 =18.000 m2
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là 1,8 m2; sản lượng sản xuất là 10.000 sản phẩm và tỷ lệ dự trữ nguyên vật liệu là 20% nhu cầu cho sản xuất trong kỳ thì lượng nguyên vật liệu dự trữ cuối kỳ là bao nhiêu?3.600 m2
Vì: Lượng nguyên vật liệu dự trữ cuối kỳ = Nguyên vật liệu cho nhu cầu sản xuất ´ Tỷ lệ dự trữ cuối kỳ = (1,8 ´ 10.000) ´ 20% = 3.600 m2
Độ lớn đòn bảy kinh doanh cho biết mức độ thay đổi của:lợi nhuận thuần khi doanh thu thay đổi.
Vì: DOL = %∆ Lợi nhuận thuần/%∆ Doanh thu
Độ lớn đòn bảy kinh doanh được xác định theo công thức:Tổng lợi nhuận góp/Lợi nhuận thuần.
Vì: DOL = Tổng Lợi nhuận góp/Lợi nhuận thuần
Đường biểu diễn chi phí cố định trong đồ thị điểm hòa vốn là đường:thẳng và song song với trục sản lượng.
Vì: Chi phí cố định không thay đổi theo sản lượng.
Đường biểu diễn tổng chi phí trong đồ thị điểm hòa vốn là đường thẳng:song song với đường chi phí biến đổi.
Vì: Tổng chi phí = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi
Trong đó: Chi phí cố định không thay đổi theo sản lượng và Chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với sản lượng tiêu thụ.
Hệ thống báo cáo Kế toán quản trị cung cấp thông tin:cho từng bộ phận doanh nghiệp.
Vì: Đây là đặc điểm của báo cáo kế toán quản trị.
Kế toán cung cấp thông tin tổng hợp về chi phí cho các đơn hàng đang thực hiện như sau:
Đơn vị tính: (nghìn đồng)
Khoản mục
chi phí
Dự toán
Thực tế
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
128.000
136.000
Chi phí nhân công trực tiếp
80.000
70.000
Chi phí sản xuất chung
128.000
119.000
Nếu công ty phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nhân công trực tiếp thì chi phí sản xuất chung phân bổ ước tính:thiếu 7.000 (nghìn đồng) so với chi phí sản xuất chung thực tế.
Vì: Chi phí sản xuất chung phân bổ:
(128.000/80.000) ´ 70.000 = 112.000
Chênh lệch: 119.000 – 112.000 = 7.000 (nghìn đồng)
Kế toán cung cấp thông tin tổng hợp về chi phí cho các đơn hàng đang thực hiện như sau:
Đơn vị tính: (nghìn đồng)
Khoản mục chi phí
Dự toán
Thực tế
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
128.000
136.000
Chi phí nhân công trực tiếp
80.000
70.000
Chi phí sản xuất chung
128.000
119.000
Nếu công ty phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nhân công trực tiếp thì chi phí sản xuất chung phân bổ ước tính:nhỏ hơn chi phí sản xuất chung thực tế.
Vì: Chi phí sản xuất chung phân bổ:
(128.000/80.000) ´ 70.000 = 112.000 < 119.000 (nghìn đồng)
Kế toán cung cấp thông tin tổng hợp về chi phí cho các đơn hàng đang thực hiện như sau:
Đơn vị tính: (nghìn đồng)
Khoản mục chi phí
Dự toán
Thực tế
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
128.000
136.000
Chi phí nhân công trực tiếp
80.000
70.000
Chi phí sản xuất chung
128.000
119.000
Nếu công ty phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nhân công trực tiếp thì chi phí sản xuất chung phân bổ ước tính là:112.000 (nghìn đồng)
Vì: Chi phí sản xuất chung phân bổ:
(128.000/80.000) ´ 70.000 = 112.000 (nghìn đồng)
Kế toán quản trị:lập các báo cáo thường theo bộ phận trong doanh nghiệp, mẫu biểu báo cáo phụ thuộc vào nhu cầu quản trị của các cấp và đặc điểm kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
Vì: Đây là 1 đặc điểm báo cáo kế toán quản trị.
Kế toán quản trị áp dụng chủ yếu cho các đối tượng nào dưới đây?Các cấp quản trị trong nội bộ doanh nghiệp.
Vì: Đây là đối tượng cung cấp thông tin của kế toán quản trị.
Kế toán quản trị cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà quản trị để:lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá và ra quyết định.
Vì: Đây là đáp án đầy đủ nhất.
Kế toán quản trị là:một chuyên ngành kế toán độc lập với kế toán tài chính cả về lý thuyết và thực tiễn được xã hội thừa nhận.
Vì: Đây là 1 chuyên môn độc lập.
Kế toán quản trị thường được xây dựng:phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu quản trị của các cấp và đặc điểm kinh doanh cụ thể của các doanh nghiệp.
Vì: Vì hệ thống kế toán quản trị phụ vụ cho các nhà quản trị trong nội bộ trong từng doanh nghiệp.
Kế toán quản trị và kế toán tài chính không giống nhau ở nội dung nào?Đều có đặc điểm thông tin giống nhau.
Vì: Đây là nội dung khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính.
Khi áp dụng phương pháp xác định chi phí theo công việc, đối tượng tập hợp chi phí thường là:sản phẩm sản xuất.
Vì: Đặc điểm của phương pháp xác định chi phí theo công việc.
Khi áp dụng phương pháp xác định chi phí theo đơn hàng, chứng từ sử dụng để tổng hợp chi phí thường là:
phiếu chi phí công việc.
Vì: Các chứng từ phiếu xuất kho, hợp đồng giao khoán và hóa đơn mua dịch vụ chỉ sử dụng để tập hợp từng khoản mục chi phí.
Khi áp dụng phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí thường là:
phân xưởng sản xuất.
Vì: đặc điểm của phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất.
Khi áp dụng phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, số lượng tài khoản “sản phẩm dở dang ” cần mở là:phụ thuộc vào số phân xưởng tham gia quá trình sản xuất.
Vì: Đặc điểm của phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất.
Khi lập Báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân cả kỳ, chi phí đơn vị của sản lượng chuyển đỉ là:
như nhau.
Vì: Đặc điểm của phương pháp bình quân cả kỳ.
Khi lập Báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân cả kỳ, đặc điểm của sản lượng chuyển đỉ là:không phân biệt nguồn gốc.
Vì: Đặc điểm của phương pháp bình quân cả kỳ.
Khi lập Báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân cả kỳ, giá thành đơn vị KHÔNG bao gồm:chi phí sản xuất kỳ kế tiếp.
Vì: Đặc điểm của phương pháp bình quân cả kỳ.
Khi lập Báo cáo sản xuất theo phương pháp nhập trước xuất trước, chi phí đơn vị của sản lượng chuyển đỉ là:khác nhau.
Vì: Đặc điểm của phương pháp nhập trước – xuất trước.
Khi mức hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp thì:biến phí thay đổi theo tỉ lệ thuận trực tiếp.
Vì: Đặc điểm chi phí biến đổi.
Khi tăng doanh thu của doanh nghiệp lên 20% nhưng lợi nhuận của công ty chỉ tăng 30% thì độ lớn đòn bảy kinh doanh của công ty là:1,5
Vì: DOL = %Δ Lợi nhuận thuần/%Δ Sản lượng tiêu thụ
DOL = 30%/20% = 1,5
Khi tăng sản lượng sản xuất nhưng vẫn nằm trong giới hạn khả năng sản xuất thì chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm giảm vì:chi phí cố định của một sản phẩm giảm.
Vì: Chi phí biến đổi đơn vị không thay đổi; tổng chi phí cố định không thay đổi nên khi sản lượng sản xuất tăng chi phí cố định đơn vị sản phẩm giảm.
Khi tổng hợp chi phí sản xuât theo phương pháp bình quân cả kỳ, không cần xác định chỉ tiêu nào trong số các chỉ tiêu sau:chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Vì: Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ đã được qui đổi về sản phẩm tương đương.
Khi tổng hợp chi phí sản xuât theo phương pháp nhập trước – xuất trước, chỉ cần xác định chỉ tiêu sau:chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Vì: Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ đã được qui đổi về sản phẩm tương đương.
Khi xác định sản lượng tương đương theo phương pháp bình quân cả kỳ có thể không sử dụng chỉ tiêu nào trong số các chỉ tiêu sau:sản lượng dở dang đầu kỳ.
Vì: Đặc điểm của phương pháp này là coi sản phẩm dở dang đầu kỳ luôn luôn hoàn thành trong kỳ hiện hành.
Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm được xác định bằng cách:giá bán trừ chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm.
Vì: Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = Giá bán – Chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm
Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm sẽ giảm khi:giá bán đơn vị sản phẩm giảm.
Vì: Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = Giá bán – Chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm
Nên khi giá bán giảm thì Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm sẽ giảm.
Lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất quý 1 là 15.000 m2; quý 2 là 18.000 m2. Nếu tỷ lệ dự trữ cuối kỳ là 20% nhu cầu cho sản xuất trong kỳ thì lượng nguyên vật liệu cần mua trong quý 2 là:18.600 m2
Vì: NVL cần mua = 18.000 + 20% ´ 18.000 – 15.000 ´ 20% = 18.600 m2
Lượng nguyên vật liệu cần mua là 21.000 m2 và đơn giá nguyên vật liệu là 25.000 đồng/m2. Nếu phải trả đầu kỳ là 50 triệu đồng và tiền hàng được thanh toán chậm 60% thì số tiền doanh nghiệp chi mua nguyên vật liệu là:260 triệu đồng.
Vì: Chi mua nguyên vật liệu = Thanh toán nợ đầu kỳ + Thanh toán ngay trong kỳ
= 50.000.000 + 40% ´ 21.000 ´ 25.000 = 260.000.000 (đồng)
Mô hình kế toán kết hợp là mô hình kế toán mà trong đó chuyên gia kế toán đảm nhiệm cả hai nhiệm vụ của:kế toán chi tiết và kế toán quản trị.
Vì: Khái niệm của mô hình kế toán kết hợp.
Mô hình Kế toán quản trị kết hợp phù hợp với:doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vì: Tiết kiệm chi phí, phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mô hình Kế toán quản trị tách biệt phù hợp với:doanh nghiệp lớn.
Vì: Doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính.
Mô hình kế toán tách biệt có ưu điểm là:tách biệt thông tin kế toán tài chính độc lập với kế toán quản trị theo hướng cả hai đều có thể hiện đại hóa.
Vì: Đây là ưu điểm của mô hình kế toán tách biệt.
Mô hình kế toán tách biệt là mô hình kế toán mà trong đó:
các chuyên gia kế toán quản trị độc lập với chuyên gia kế toán tài chính.
Vì: Đây là khái niệm của mô hình kế toán tách biệt.
Mô hình kế toán tách biệt phù hợp với doanh nghiệp có:quy mô lớn, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với tần suất nhiều, kinh doanh đa ngành, đa nghề.
Vì: Đây là đáp án đầy đủ nhất.
Một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh một loại sản phẩm A năm 2010 có lợi nhuận ròng trước thuế là 600 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận ròng/doanh thu là 15%, giá bán của sản phẩm A là 80.000 đồng/sp. Bộ phận Kế toán quản trị tập hợp các khoản chi phí cố định của toàn doanh nghiệp trong năm 2010 là 1,4 tỷ đồng. Chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm A là:40.000 đồng.
Vì: Doanh thu = 600/15% = 4.000 (triệu đồng)
Chi phí biến đổi = 4.000 – 1.400 – 600 = 2.000 (triệu đồng)
Sản lượng = 4.000.000.000/80.000 = 500.000 (sản phẩm)
Chi phí biến đổi đơn vị = 2.000.000.000/500.000 = 40.000 (đồng)
Một doanh nghiệp kinh doanh một loại sản phẩm A có doanh thu tiêu thụ sản phẩm là 100.000; tổng chi phí biến đổi là 30.000; tổng chi phí cố định là 60.000. Vì tình hình tiêu thụ trên thị trường giảm sút, doanh nghiệp phải giảm 20% doanh thu (do sản lượng giảm, giá bán vẫn không đổi) thì lợi nhuận giảm:14.000 nghìn đồng
Vì: ∆ Lợi nhuận = ∆ Doanh thu – ∆ Chi phí biến đổi
= (100.000 – 30.000) ´ (-20%)
= -14.000
Một doanh nghiệp kinh doanh một loại sản phẩm A có doanh thu tiêu thụ sản phẩm là 100.000, tổng chi phí biến đổi là 80.000; tổng chi phí cố định là 10.000. Nếu doanh nghiệp tăng 20% doanh thu mà giá bán và tổng chi phí cố định vẫn không đổi thì lợi nhuận sẽ tăng:4.000 nghìn đồng
Vì: ∆ Lợi nhuận = ∆ Doanh thu – ∆ Chi phí biến đổi
= (100.000 – 80.000) ´ 20% = 4.000
Mục tiêu của dự toán chi phí nguyên vật liệu KHÔNG bao gồm:xác định đơn giá thời gian lao động.
Vì: Đơn giá thời gian lao động được là mục tiêu cần xác định trong dự toán về chi phí nhân công trực tiếp.
Mục tiêu của dự toán tiền mặt KHÔNG bao gồm:đảm bảo tiền mặt tồn quỹ bằng 0.
Vì: Doanh nghiệp không thể để tiền mặt tồn quỹ là 0.
Mục tiêu của dự toán tiêu thụ KHÔNG bao gồm:xác định sản lượng sản phẩm cần sản xuất cho nhu cầu tiêu thụ.
Vì: Xác định sản lượng sản phẩm cần sản xuất cho nhu cầu tiêu thụ là mục tiêu của dự toán sản xuất.
Nếu chi phí nguyên vật liệu bình quân một sản phẩm là 45.000 đồng và khối lượng nguyên vật liệu tiêu hao trên một sản phẩm là 1,8 m2/sản phẩm thì đơn giá nguyên vật liệu là:25.000 đồng/m2
Vì: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp = Định mức tiêu hao nguyên vật liệu ´ Đơn giá nguyên vật liệu
→ Đơn giá nguyên vật liệu = 45.000/1,8 = 25.000 đồng/m2
Nếu Công ty X có doanh thu của doanh nghiệp là 100 triệu đồng, Tổng chi phí biến đổi là 60 triệu đồng, Tổng chi phí cố định là 20 triệu đồng thì doanh thu an toàn của công ty X là:50 triệu đồng.
Vì: Tỷ lệ lợi nhuận góp = Lợi nhuận góp /Doanh thu
= (100.000.000 – 60.000.000)/100.000.000 = 0,4
Doanh thu an toàn = Doanh thu thực tế – Doanh thu hòa vốn
= 100.000.000 – 50.000.000 = 50.000.000 đồng
Nếu công ty Y có sản lượng tiêu thụ là 1000 sản phẩm; Tổng chi phí cố định là 20 triệu đồng và lợi nhuận thuần là 20 triệu đồng thì lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm là:40.000 đồng.
Vì: Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = Tổng lợi nhuận góp/Sản lượng tiêu thụ
= (Chi phí cố định + Lợi nhuận thuần)/Sản lượng tiêu thụ
= (20.000.000 + 20.000.000)/1.000 = 40.000 đồng
Nếu doanh nghiệp có doanh thu tiêu thụ là 200 triệu đồng; Chi phí cố định là 100 triệu đồng và lợi nhuận thuần hiện tại là 20 triệu đồng thì tỷ lệ lợi nhuận góp của doanh nghiệp là:0,6
Vì: Tổng lợi nhuận góp = Doanh thu – Chi phí biến đổi = Chi phí cố định + Lợi nhuận thuần
= 100 + 20 = 120 (triệu đồng)
Tỷ lệ lợi nhuận góp = Tổng lợi nhuận góp/Doanh thu
= 120/200 = 0,6
Nếu doanh thu tiêu thụ là 500 triệu đồng, chi phí cố định là 180 triệu đồng và lợi nhuận thuần của doanh nghiệp là 120 triệu đồng thì độ lớn đòn bảy kinh doanh là:2,5
Vì: DOL = Tổng lợi nhuận góp/Lợi nhuận thuần
DOL = (180 + 120)/120 = 2,5
Nếu độ lớn đòn bảy kinh doanh là 4 thì khi doanh thu tăng 5% thì lợi nhuận thuần của doanh nghiệp sẽ tăng:20%
Vì: DOL = %Δ Lợi nhuận thuần/%Δ Sản lượng tiêu thụ
%Δ Lợi nhuận thuần = %Δ Sản lượng tiêu thụ ´ DOL
%Δ Lợi nhuận thuần = 5% ´ 4 = 20%
Nếu mức sản xuất giảm 20% thì biến phí sản xuất:
giảm 20%.
Vì: Chi phí biến đổi tăng giảm tỷ lệ thuận theo mức hoạt động.
Nếu sản lượng tiêu thụ quý 2 dự kiến là 20.000 sản phẩm; giá bán dự kiến là 200.000 đồng/sản phẩm và tỷ lệ doanh thu bán chịu là 40% thì số tiền thu được từ doanh thu quý 2 là:2400 triệu đồng.
Vì: Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ ´ Giá bán = 20.000 ´ 200.000 = 4.000.000.000 đồng
Và doanh thu thu ngay = Doanh thu phát sinh ´ (1 – Tỷ lệ doanh thu bán chịu) = 4.000.000.000 ´ (1 – 40%) = 2.400.000.000 đồng
Nếu sản phẩm A có Tỷ lệ lợi nhuận góp lớn hơn sản phẩm B thì Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân sẽ tăng nếu:doanh thu A chiếm tỷ trọng lớn.
Vì: Tỷ lệ Lợi nhuận góp bình quân = ∑(Cơ cấu doanh thu SP ´ Tỷ lệ lợi nhuận góp SP)
Nếu sản phẩm B có Lợi nhuận góp đơn vị lớn hơn sản phẩm A thì Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm bình quân sẽ thấp nếu:sản lượng tiêu thụ sản phẩm A chiếm tỷ trọng lớn.
Vì: Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm bình quân = ∑(Cơ cấu sản lượng SP ´ Lợi nhuận góp đơn vị SP)
Nếu thời gian cần thiết để chế tạo một sản phẩm là 1,5 giờ và đơn giá một giờ lao động trực tiếp hiện tại là 20.000 đồng/h thì chi phí nhân công trực tiếp tính cho một sản phẩm là:30.000 đồng.
Vì: Chi phí nhân công trực tiếp = Định mức thời gian lao động trực tiếp ´ Đơn giá thời gian lao động = 1,5 ´ 20.000 = 30.000 đồng.
Nhà quản trị yêu cầu thông tin kế toán quản trị:thường ưu tiên tính kịp thời hơn là chính xác và đầy đủ.
Vì: Đây là đặc điểm thông tin của kế toán quản trị.
Nhận định nào sau đây SAI về đặc điểm của sản lượng chuyển đỉ khi lập Báo cáo sản xuất theo phương pháp nhập trước xuất trước:không phân biệt nguồn gốc.
Vì: Đặc điểm của phương pháp nhập trước – xuất trước.
Nhóm nào trong các nhóm dưới đây có khả năng ít nhất sẽ được cung cấp các báo cáo kế toán quản trị?Cổ đông.
Vì: Đối tượng này rất rộng rãi, đối tượng cung cấp báo cáo chủ yếu là các nhà quản trị trong doanh nghiệp.
Nội dung báo cáo kế toán quản trị do:Nhà quản trị trong doanh nghiệp quy định.
Vì: Đối tượng phục vụ là nhà quản trị nên các nhà quản trị quy định nội dung
Nội dung của báo cáo sản xuât KHÔNG bao gồm:giá vốn sản phẩm tiêu thụ.
Vì: Mục đích của báo cáo sản xuât là cung cấp cho các nhà quản trị tình hình chi phí sản xuất tại từng phân xưởng.
Nội dung giá thành đơn vị khi lập Báo cáo sản xuất theo phương pháp nhập trước – xuât trước gồm:chi phí sản xuất kỳ hiện hành.
Vì: Đặc điểm của phương pháp nhập trước – xuất trước.
Nội dung kế toán của 1 doanh nghiệp bao gồm:kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Vì: Đây là 2 hệ thống kế toán cấu thành hệ thống thông tin kế toán.
Nội dung nào dưới đây là nhược điểm của mô hình kế toán kết hợp?Chưa chuyên môn hóa hai loại kế toán theo công nghệ hiện đại.
Vì: Đây là nhược điểm của mô hình kế toán tách biệt.
Nội dung trên các báo cáo kế toán quản trị:được thiết kế nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng cho các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp.
Vì: Đây là mục tiêu của kế toán quản trị.
Phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác? Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp:được lập dựa trên sản lượng sản xuất dự toán.
Vì: Chi phí bán hàng và quản lý không liên quan trực tiếp tới sản lượng sản xuất.
Phát biểu nào sau đây không chính xác? Dự toán sản lượng sản xuất:là dự toán cần thiết với doanh nghiệp thương mại.
Vì: Doanh nghiệp thương mại không thực hiện hoạt động sản xuất nên không có dự toán sản xuất.
Phát biểu nào sau đây là chính xác?Độ lớn đòn bảy kinh doanh giảm khi doanh thu tăng.
Vì: DOL = Tổng lợi nhuận góp/Lợi nhuận thuần
Khi doanh thu tăng thì tốc độ tăng tốc độ tăng của lợi nhuận thuần > tốc độ tăng của lợi nhuận góp do phần chi phí cố định không tăng theo doanh thu nên DOL sẽ giảm.
Phát biểu nào sau đây là đúng?Các doanh nghiệp có thể tự thiết kế hệ thống kế toán quản trị phù hợp với đặc điểm của mình.
Vì: Kế toán doanh nghiệp phục vụ cho các nhà quản trị ở từng doanh nghiệp.
Phát biểu nào sau đây về doanh thu an toàn là chính xác?Doanh thu an toàn càng cao thì doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả.
Vì: Doanh thu an toàn = Doanh thu thực tế – Doanh thu hòa vốn
Doanh thu an toàn càng cao thì doanh thu thực tế càng vượt xa khỏi điểm hòa vốn nên lợi nhuận thuần sẽ càng cao
Phân chia dự toán theo nội dung chúng ta có các loại:dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất.
Vì: Phân chia theo nội dung là phân chia dự toán dựa trên nội dung các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân chia theo hình thức biểu hiện các định mức chi phí bao gồm:định mức lý thuyết và định mức thực tế.
Vì: Định mức thực tế và định mức lý thuyết (Định mức lý tưởng).
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với quy trình sản xuất, chi phí sản xuất được chia thành:chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
Vì: Đặc điểm của cách phân loại theo quy trình sản xuất.
Phân loại dự toán theo tính linh động chúng ta có các loại:dự toán động và dự toán tĩnh.
Vì: Phân chia theo tính linh động là phân chia theo số mức độ hoạt động được lập dự toán. Dự toán động hay dự toán linh hoạt là dự toán được lập cho đồng thời nhiều mức độ hoạt động.
Phân loại dự toán theo trình tự lập chúng ta có các loại dự toán như:dự toán áp đặt và dự toán không áp đặt.
Vì: Dự toán có hai cách lập từ trên xuống (dự toán áp đặt) hoặc từ dưới lên (dự toán không áp đặt).
Phương pháp thống kê kinh nghiệm tức là:dựa trên kết quả của những kỳ trước để xây dựng.
Vì: Thống kê kinh nghiệm là sự thống kê kết quả hoạt động các kỳ trước để lập dự toán kỳ này.
Phương pháp xác định chi phí theo công việc có thể được áp dụng cho những sản phẩm có đặc điểm sau:
sản phẩm mang tính đơn chiếc, dễ nhận diện.
Vì: Đặc điểm của phương pháp xác định chi phí theo công việc.
Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất có thể được áp dụng cho những sản phẩm có đặc điểm sau:sản phẩm đồng nhất, được sản xuất đại trà.
Vì: Đặc điểm của phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất.
Phương pháp xây dựng định mức chi phí không bao gồm:phân tích tài khoản.
Vì: Đây là phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp.
Sản lượng an toàn là mức sản lượng:chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng hòa vốn.
Vì: Sản lượng an toàn = Sản lượng thực tế – Sản lượng hòa vốn
Sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên nếu:lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm giảm.
Vì: Sản lượng hòa vốn = Tổng chi phí cố định/Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm
Số lượng dự toán tại doanh nghiệp thương mại thường:ít hơn doanh nghiệp sản xuất.
Vì: Doanh nghiệp thương mại không phải lập dự toán về chi phí sản xuất.
Theo cách phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, chi phí cố định bao gồm:chi phí cố định trong sản xuất và chi phí cố định ngoài sản xuất.
Vì: Chi phí cố định của doanh nghiệp là tổng của chi phí cố định sản xuất và chi phí cố định ngoài sản xuất.
Theo cách phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức hoạt động, chi phí nhân công trực tiếp có thể:là:CHi phí biến đổi
Thông tin chý ý đến tính kịp thời, có thông tin phi tiền tệ chủ yếu được cung cấp bởi:kế toán quản trị.
Vì: Đây là đặc điểm thông tin của kế toán quản trị.
Thông tin kế toán quản trị:thường ưu tiên tính kịp thời hơn là chính xác và đầy đủ.
Vì: Đây là 1 đặc điểm của thông tin kế toán quản trị.
Thông tin Kế toán quản trị giúp cho các nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị thông qua việc:
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá, ra quyết định.
Vì: Đây là đáp án đầy đủ nhất.
Thước đo nào sau đây được sử dụng trong kế toán quản trị?
Giá trị, cơ cấu, chủng loại chất lượng, hiện vật.
Vì: Đây là đáp án đầy đủ nhất.
Thước đo thông tin nào sau đây là cơ bản của kế toán tài chính?Thước đo giá trị.
Vì: Đây là đặc điểm thước đo thông tin của kế toán tài chính.
Tiền tồn đầu kỳ là 300 triệu đồng; Thu trong kỳ 2.000 triệu đồng và chi trong kỳ là 1.950 triệu đồng thì cân đối thu chi là:350 triệu đồng.
Vì: Cân đối thu chi = Tiền đầu kỳ + Thu trong kỳ – Chi trong kỳ = 300 + 2.000 – 1.950 = 350 triệu đồng
Tính linh hoạt của thông tin kế toán quản trị thể hiện ở các khía cạnh:đặc điểm thông tin, thước đo thông tin, Kỳ báo báo cáo và tính pháp lệnh.
Vì: Đây là đáp án đầy đủ nhất.
Tổng Lợi nhuận góp của doanh nghiệp là được tính bằng cách:lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm nhân sản lượng tiêu thụ.
Vì: Tổng Lợi nhuận góp = Doanh thu – Chi phí biến đổi
= (Giá bán – Chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm) ´ Sản lượng tiêu thụ
= Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm ´ Sản lượng tiêu thụ
Tổng thời gian lao động trực tiếp trong năm là 135.000 h; Tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung cố định là 4.000 đồng/h. Nếu quý 1 doanh nghiệp sử dụng 22.500 h lao động trực tiếp thì chi phí sản xuất chung cố định là:135 triệu đồng.
Vì: Chi phí sản xuất chung cố định là giống nhau giữa các quý.
Trích Báo cáo sản xuất tại phân xưởng 1 của công ty A trong tháng N như sau:
– Đầu kỳ, dở dang 100 sản phẩm mức độ hoàn thành 40%.
– Trong kỳ, đưa vào sản xuất 2.000 sản phẩm và hoàn thành 1.800 sản phẩm.
– Cuối kỳ dở dang 300 sản phẩm mức độ hoàn thành 60%.
Vậy, sản lượng tương đương theo phương pháp bình quân cả kỳ là:1.980 sản phẩm.
Vì: 1.800 + 300 ´ 60% = 1.980 sản phẩm
Trích Báo cáo sản xuất tại phân xưởng 1 của công ty A trong tháng N như sau:
– Đầu kỳ, dở dang 100 sản phẩm mức độ hoàn thành 40%.
– Trong kỳ, đưa vào sản xuất 2.000 sản phẩm và hoàn thành 1.800 sản phẩm.
– Cuối kỳ dở dang 300 sản phẩm mức độ hoàn thành 60%.
Vậy, sản lượng tương đương theo phương pháp nhập trước xuất trước là:1.940 sản phẩm.
Vì: (100 ´ 60%) + (1.800 – 100) + (300 ´ 60%) = 1.940 sản phẩm
Trong kỳ, công ty tập hợp chi phí của 2 đơn hàng đang thực hiện như sau:
Đơn vị tính: (nghìn đồng)
Khoản mục chi phí
Đơn 1
Đơn 2
Chi phí sản xuất dở dang đầu ký
80.000
25.000
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
100.000
96.000
Chi phí nhân công trực tiếp
60.000
70.000
Chi phí sản xuất chung
78.000
60.000
Tổng chi phí
328.000
251.000
Cuối kỳ, đơn 1 đã hoàn thành, đơn 2 đang tiếp tục thực hiện. Vậy chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của công ty:251.000 (nghìn đồng)
Vì: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chính là tổng chi phí sản xuất của đơn 2 đang thực hiện, chưa hoàn thành.
Trong kỳ, phân xưởng 1 bắt đầu sản xuất 12.000 chiếc ghế và hoàn thành 10.000 chiếc, cuối kỳ còn dở dang 3.000 chiếc với mức độ hoàn thành 20%. Số lượng sản phẩm tương đương trong kỳ sẽ là:10.600 chiếc.
Vì: Số lượng sản phẩm tương đương: 10.000 + 3.000 ´ 20% = 10.600 chiếc.
Tỷ lệ lợi nhuận góp của sản phẩm A là 0,6 và doanh thu dự kiến của doanh nghiệp sẽ tăng 100 triệu trong tương lai thì lợi nhuận sẽ:tăng 60 triệu đồng.
Vì: ∆ Lợi nhuận góp = ∆ Doanh thu ´ Tỷ lệ Lợi nhuận góp
= 100.000.000 ´ 0,6
= 60.000.000 (đồng)
Tỷ lệ lợi nhuận góp được xác định bằng cách lấy:Tổng lợi nhuận góp chia Tổng doanh thu.
Vì: Tỷ lệ lợi nhuận góp = Tổng lợi nhuận góp/Tổng doanh thu
Tỷ lệ lợi nhuận góp sẽ tăng lên nếu: (Các yếu tố khác không thay đổi)lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm tăng.
Vì: Tỷ lệ Lợi nhuận góp = Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm/Giá bán
Với phương trình chi phí hỗn hợp theo phương pháp cực đại – cực tiểu, các mức cực đại, cực tiểu là của:mức độ hoạt động.
Vì: Mức hoạt động là thước đo lường điểm cực đại, cực tiểu.
Yếu tố biến phí trong chi phí hỗn hợp:tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng của mức hoạt động.
Vì: Đặc điểm của chi phí biến đổi.
Doanh thu hòa vốn được xác định bằng công thức như sau:
Chọn một câu trả lời |
|
Đáp án đúng là: Sản lượng hòa vốn ´ Giá bán đơn vị sản phẩm
Vì: Doanh thu = Sản lượng ´ Giá bán đơn vị sản phẩm
Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn ´ Giá bán đơn vị sản phẩm