Khái niệm và ý nghĩa của thông tin thống kê
a) Khái niệm:
Thông tin là gì ? Thông tin là một phạm trù được dùng để mô tả các tin tức của một hiện tượng, một sự vật, một sự kiện, một quá trình…đã xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động kinh tế- xã hội của con người.
Thiết kế sân vườn biệt thự https://hoangnguyengreen.com/dich-vu/thiet-ke-san-vuon-biet-thu-p18.html đang là xu hướng mà được nhiều người lựa chọn khi có một diện tích rộng và nguồn kinh phí đủ lớn. Đây là một quá trình nghệ thuật thiết kế và sắp đặt cảnh quan, cây trồng trong sân vườn.
Thông tin thống kê là gì? Thông tin thống kê là tin tức của hiện tượng hay quá trình kinh tế- xã hội do cơ quan thống kê thu thập trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
Như vậy, thông tin thống kê là một trong các loại thông tin, nên nó cũng mang những đặc trưng và giá trị của thông tin nói chung như: nội dung mới (không có cái mới thì không có thông tin); hình thức biểu hiện đa dạng (ngôn ngữ, con số, chữ viết); vật dẫn thông tin (sóng âm, trang giấy, băng đĩa từ) và có nội dung tin tức (thể hiện ý định, biểu đạt).
b) Ý nghĩa:
Thông tin thống kê là một nguồn lực của sản xuất kinh doanh, là nguồn lực vô giá.
Nó có thể sử dụng cho nhiều mục tiêu và sử dụng nhiều lần. Với các giá trị này, khi sử dụng thông tin cần xử lí thông tin và xây dựng ngân hàng cơ sở dữ liệu cho nề nếp.
Thông tin thống kê cũng có các tính chất sau: khách quan, phụ thuộc, lan truyền, cùng hưởng, có hiệu lực, biến động, khuyếch tán và thu gọn.
Thông tin cần thu thập là gì?
Thông tin cần thu thập là những thông tin phục vụ cho vấn đề và mục đích cần nghiên cứu.
Xác định thông tin cần thu thập là xác định rõ những dữ liệu nào, thứ tự ưu tiên của các dữ liệu này và phạm vi dữ liệu cần thu thập.
Tại sao phải xác định thông tin cần thu thu thập?
Trong thực tế có rất nhiều thông tin liên quan đến hiện tượng hay quá trình kinh tế xã hội. Tuỳ theo vấn đề và mục tiêu nghiên cứu mà xác định những thông tin hay dữ liệu nào cần thiết. Do đó, vấn đề đầu tiên của công việc thu thập thông tin là xác định rõ và cụ thể những dữ liệu nào cần thu thập, thứ tự ưu tiên của các dữ liệu này. Nếu không thực hiện được điều này sẽ dẫn đến tình trạng dữ liệu thu thập được rất nhiều nhưng dữ liệu đáp ứng cho mục đích nghiên cứu thì ít hoặc thiếu, gây lãng phí thời gian, tiền bạc.
Thí dụ: Nghiên cứu mối liên hệ giữa tình hình tự học và kết quả học tập của sinh viên Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, hai nhóm dữ liệu cần thu thập là: tình hình tự học và kết quả học tập. Về nhóm dữ liệu tình hình tự học, có thể thu thập các dữ liệu sau:
1. Có tự học ở nhà không?
2. Thời gian dành cho tự học ở nhà thế nào? (hàng ngày, hàng tuần)
3. Phương pháp sử dụng thời gian tự học ở nhà thế nào?
4. Mục đích tự học?
5. Hình thức tự học: học một mình, học nhóm ?
6. Khó khăn và thuận lợi khi tự học?
7. Kết quả và hiệu quả tự học?
8. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự học.
Có nhiều dữ liệu khác có liên quan đến tự học, nhưng không liên quan lắm đến mục đích nghiên cứu “mối liên hệ giữa tự học với kết quả học tập” thì không nhất thiết phải thu thập. Thí dụ:
– Bạn thường mặc quần áo gì khi tự học?
– Người cùng học với bạn quê ở đâu?
– Bạn có uống nước hay ăn gì trong giờ tự học không?
– Ai nhắc nhở bạn tự học?
_Sưu tầm_