Kinh doanh kiểu Việt Nam
Một người bạn, người thầy Thụy Sĩ nhiều năm gắn bó với Việt Nam đã kể cho tôi nghe câu chuyện về sự khác biệt trong cách khởi nghiệp của người Việt với người Thụy Sĩ như sau:
Ban đầu, một gia đình Việt Nam sản xuất bánh kẹo. Nhà bên cạnh nhìn sang, thấy người hàng xóm của mình đang làm ăn tốt, họ cũng bắt đầu sản xuất bánh kẹo. Các gia đình khác thấy vậy cũng tiếp tục sản xuất bánh kẹo. Kết quả là, từ một gia đình, chúng ta có cả một làng, một xã sản xuất bánh kẹo. Quy mô của họ nhỏ lẻ như nhau, các sản phẩm giống nhau, giá bán bằng nhau… Câu chuyện đó cũng giống như nhiều mặt hàng khác, tạo nên rất nhiều làng nghề sản xuất thủ công nghiệp trên khắp Việt Nam.
Chu Ngọc Cường
…..
I. Đặc trưng của ” Kinh doanh kiểu Việt Nam ” trong bài là:
– Quy mô nhỏ, thiếu sức cạnh tranh, thiếu sáng tạo
– Thiếu sự chuyên nghiệp do không phân hóa công việc khi làm
II. Lý do của kiểu kinh doanh này theo e có 1 vài nguyên nhân chính sau
– Tầm nhìn ngắn chỉ nhìn thấy cái lợi ngay trước mắt
– Khả năng sáng tạo hạn chế ( lười sáng tạo ) nên muốn bắt chước làm cái có sẵn
-Tư duy người phương Đông chỉ tin tưởng những người có cùng huyết thống giảm sự tin tưởng khhi hợp tác
III. Ưu , nhược điểm của hình thức kinh doanh này
– Ưu điểm : có tính nhận diện mặt hàng theo khu vực cao, giảm được chi phí nghiên cứu do đa phần là bắt chước
– Nhược điểm : + Dễ phá sản nếu thị trường biến động do quy mô nhỏ vốn mỏng
+ Quy mô nhỏ nên chi phí nguyên liệu, bao bì…cao
+ Thiếu tính nhận diện thương hiệu , khó đột phá
+ Thiếu sáng tạo dễ dẫn đến không theo kịp xu hướng phát triển
IV. Điều cần làm nếu muốn kinh doanh phát triển
Cần phải phá bỏ lối suy nghĩ cũ tiền mình mình kiếm không liên quan đến ai, nếu coi mỗi người là 1 cỗ máy thì đều là những cỗ máy nhỏ công suất có hạn, nhưng nếu mỗi người là một bộ phận của cỗ máy thì chúng ta sẽ có cỗ máy vô cùng lớn mạnh. Kinh doanh cũng vậy biết chia sẻ, liên kết hợp tác mới là xu hướng phát triển ( win-win mọi người đều là người thắng ).
Tình huống 1 – Kinh doanh kiểu Việt Nam, Nội dung “Kinh doanh kiểu này có lợi, hại gì?”
Trước tiên, em xin đồng quan điểm với nội dung tình huống đưa ra, đây là thói quen kinh doanh từ lâu của người Việt Nam, xuất phát từ việc kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, người kinh doanh không được trang bị và chưa có kiến thức, khái niệm về kinh doanh, thị trường, quy hoạch sản xuất, quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội,… Xuất phát từ việc người khác đã và đang sản xuất mặt hàng đó và có lãi, nên người đi sau làm đúng như vậy thì sẽ có lãi luôn. Điều đó có lợi cho người sản xuất thứ 2 trở đi, nhưng cũng có nhiều mặt hại cho cả người sản xuất và nền kinh tế, cụ thể như sau:
– Mặt lợi:
+ Đối với người sản xuất: Có lãi luôn, thậm trí lãi cao; Không phải bỏ chi phí thử nghiệm, tìm kiếm thị trường đầu ra hay cả nguyên liệu đầu vào sản xuất, …
+ Đối với thị trường, người mua: Khi cung tăng và lớn hơn cầu, giá giảm, người mua không phải mất công tìm kiếm vì luôn sản phẩm đó luôn sẵn. Thị trường sản phẩm đó dồi dào.
– Mặt hại:
+ Đối với người sản xuất:
Kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ không có đăng ký nhãn mác, độc quyền chất lượng sản phẩm nên mất bản quyền, hàng nhái tràn lan ăn theo thuận lợi đang có của sản phẩm
Dễ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh; Cung nhiều hơn cầu, giá giảm, lợi nhuận giảm. Đến lúc sản phẩm thừa ra không bán được, đầu tư ban đầu chưa thu hồi được vốn, thua lỗ dài, không thanh lý, nhượng bán máy móc (do nhiều người trong tình trạng này), không đổi hướng kinh doanh được do không có vốn,… Dẫn đến phá sản.
+ Đối với thị trường, người tiêu dùng:
Hàng hóa sản xuất ra nhiều nhưng không đa dạng về mẫu mã, chất lượng sản phẩm; Kinh doanh không chấp hành các quy định về sản phẩm trước khi đưa ra thị trường gặp vấn đề về an toàn thực phẩm, sản phẩm kém chất lượng;
Phá vỡ quy hoạch sản xuất theo mặt hàng hoặc thế mạnh của vùng miền, dẫn đến tập trung nguồn lực không đều theo nhu cầu của thị trường, một số mặt hàng có thể khan hiếm.
*) Ngày này, trải qua thời gian dài kinh doanh theo trao lưu, theo cảm tính cùng với sự tuyền truyền, truyền thông kiến thức và đáp ứng điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì người kinh doanh Việt Nam đã có kiến thức về sản phẩm, về thị trường,… giảm thiểu việc như được mùa mất giá, giảm thiểu việc vị mất bản quyền về sản phẩm, sản phẩm sản xuất ra được đảm bảo về an toàn thực phẩm…. và một số các chương trình đã khắc phục kiểu kinh doanh tự phát, phát huy thế mạnh vùng miền, hướng người kinh doanh khi tham gia sân chơi thị trường am hiểu thị trường,… như là Chương trình:“Mỗi xã, phường một sản phẩm” (tiếng Anh là One commune, one product- viết tắt là OCOP) là mô hình được học tập từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm của của Nhật Bản”; Chương trình Liên kết sản xuất theo chuỗi,…
Tuy nhiên, đây là bước đầu triển khai đã có kết quả tốt nhưng quan trọng là ý thức và trình độ của người kinh doanh.
Nhìn rộng ra thì đây là hạn chế lớn đối với Việt Nam khi có nhiều đầu tư thu hút từ nước ngoài nhưng chỉ cung cấp được mặt bằng, lao động giá rẻ trình độ thấp còn mặt hàng phụ trợ, kỹ thuật cao hay lao động chất lượng cao Việt Nam chưa đáp ứng được.
Để tận dụng được thuận lợi trên thì cần có sự vào cuộc và nỗ lực của Chính phủ, của người dân tham gia kinh doanh và của cá nhận người lao động Việt Nam trong thời kỳ hiện nay và tiếp theo.
1. Hãy chỉ ra các đặc trưng của kinh doanh “kiểu Việt Nam” từ nội dung bài báo và giải thích vì sao lại có kiểu kinh doanh như vậy?
-Thường do cá nhân hoặc 1 hộ gia đình đứng lên làm chủ, quy mô nhỏ, lẻ
– Sử dụng ít nhân công, thường là người trong gia đình, người quen và hoạt động tại 1 địa điểm cố định
– Dây chuyền sản xuất lạc hậu, sản xuất theo kiểu truyền thống
– Sản phẩm đơn điệu và thiếu sức cạnh tranh
2. Kinh doanh kiểu này có lợi, hại gì?
– Ưu điểm:
+ Phù hợp với những cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai
+ Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.
– Nhược điểm:
+ Quy mô nhỏ, lẻ, sản phẩm đơn điệu và thiếu sức cạnh tranh
+ Dễ bị sao chép, copy
+Chậm chạm trước sự biến động của thị trường
3. Cần làm gì nếu muốn kinh doanh phát triển?
-Như nội dung Thầy đã đề cập trong bài. Các hộ gia đình cần liên kết lại, thành lập thành các hợp tác xã dịch vụ sản xuất. Mua nguyên liệu số lượng lớn để được giảm giá thành nguyên liệu sản xuất
– Thành lợp làng nghề để có thể hướng tới chuyên môn hóa cao, thúc đẩy du lịch, văn hóa làng nghề
– Tạo lên thương hiệu làng nghề truyền thống, thúc đẩy nhận diện thương hiệu đặc trưng, nổi tiếng
– Chia sẻ bí quyết, tăng sức cạnh tranh, tăng năng xuất, giảm sức lao động