LÀM QUEN CHỮ CÁI e, ê

Please follow and like us:

GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI e, ê

Chủ đề: Nghề nghiệp

Đề tài: Trẻ làm quen với chữ e , ê

Đối tượng: Mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi)

Số lượng trẻ: 15 trẻ

Thời gian: 30-35 phút

 

  1. Mục đích, yêu cầu

  2. Kiến thức

  • Dạy trẻ biết chính xác :

+ Tên chữ : e ,ê

+ Nét chữ :

* Chữ “e” gồm 2 nét, 1 nét ngang và 1 nét cong hở phải

Chữ “ ê” gồm 3 nét 1 nét ngang ,1 nét cong hở phải và một dấu mũ

  1. Kĩ năng

-Dạy trẻ phát âm  chính xác  nhóm chữ e , ê

-Trẻ phân biệt được sự giống nhau và khác nhau của chữ e,ê

-Trẻ nhận biết phát âm chính xác  nhóm chữ e, ê

-Trẻ có kĩ năng năng tham gia trò chơi củng cố

Trẻ nhận ra chữ e, ê ở các từ, chữ sách báo trong cuộc sống

  1. Thái độ

  • Giáo dục trẻ ý thức kỷ luật
  • Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng , đồ chơi
  • Trẻ tham gia giờ học tích cực hứng thú
  1. Chuẩn bị

  2. Đồ dùng

*Đồ dùng của cô

  • Tranh có từ:“Nghề lái xe”
  • Thẻ chữ : thẻ chữ của cô to hơn của trẻ

+ Chữ “ e” : in thường, in hoa, viết thường

+Chữ “ê” : in thường, in hoa,viết thường

+Bảng gài chữ

+Bài thơ có chứa chữ “e” ;“ê”

*Đồ dùng của trẻ:

Trò chơi : tìm chữ theo hiệu lệnh của cô

+ Bộ thẻ chữ e, ê cho trẻ

+Rổ đựng chữ cái

Bài thơ có chứa chữ “e” và chữ “ ê”

Bút chì để vạch chân vào chữ cái

*Địa điểm

  • Phòng học sạch sẽ, ngồi thành chữ u, trẻ ngồi trên thảm tạo thành nhóm

*Tâm thế

  • Cho trẻ đi vệ sinh trước khi vào lớp
  • Trẻ sẵn sàng tham gia giờ học
  • Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.Ổn định,gây hứng thú

-Lắng nghe, lắng nghe

Cô muốn giành cho chúng mình một câu đố chúng mình hãy cùng đoán xem nhé :

“Tay cầm vô lăng

Mắt nhìn phía trước

Đưa bạn đưa tôi

Khắp miền đất nước”

là nghề gì ?

Là nghề lái xe đấy chúng mình ạ.

2. Phương pháp, hình thức tổ chức

Hoạt động 1: dạy chữ

-Hôm nay cô mang đến lớp bức tranh đấy, chúng mình có muốn xem tranh của cô không?

– Trốn cô, trốn cô

– Cô đây, cô đây. Các con thấy bức tranh của cô có đẹp không?

-Cô có tranh nghề lái xe dưới tranh cô có từ  “nghề lái xe”

-Cả lớp nghe cô đọc từ “nghề lái xe” nhé ( cô đọc 3 lần)

-Cho trẻ đọc từ “ nghề lái xe” 3 lần

-Bạn nào giỏi có thể tìm ra những chữ cái mà chúng mình đã được học giúp cô nào? ( chữ a  )

Hôm nay cô muốn giới thiệu với chúng mình chữ cái mới,chúng mình có muốn biết đó là chữ gì không?

* Dạy trẻ chữ “e”

Cô sẽ lấy thẻ chữ to hơn để chúng mình nhìn rõ hơn nhé.

-Đây là chữ “e” ( cô dán chữ “e” lên bảng và phát âm 3 lần”)

-Chúng mình hãy nhìn lên thẻ chữ trên bảng và phát âm theo cô nào

+Lớp phát âm (3 lần)

+Tổ phát âm

+ Cá nhân trẻ phát âm

( thực hiện 2-3 lần )

-Ai có thể phát âm và nói cho cô biết chữ “e” có cấu tạo như thế nào không?

– Chữ “e” được cấu tạo bằng 2 nét : 1 nét ngang và 1 nét cong tròn hở phải

-Cô vừa cho chúng mình làm quen với chữ “e” in thường đấy. Thế chúng mình có biết chữ “e” được nhìn thấy ở đâu không?

-Chúng mình thường nhìn thấy chữ “e” in thường trong sách ,báo ,truyện nữa đấy.

-Ngoài ra còn có cả chữ “E” in hoa và chữ “e” viết thường nữa đấy chúng mình ạ.

-Chúng mình cùng quan sát lên bảng của cô nào.

-Các con có biết không chữ “E” in hoa thường được viết ở đầu câu, tên người, tên địa danh, tên riêng nữa đấy. Chữ “e” in thường  và chữ “e” viết thường thì  được viết trong các trường hợp không phải tên riêng,cũng không phải đầu câu mà được viết bình thường đấy, và chữ “e” viết thường còn dùng để tập viết nữa đấy chúng mình ạ.

– Cô cho trẻ vẽ chữ e trên không

*Dạy trẻ chữ “ê”

Cô còn một chữ nữa muốn giới thiệu với chúng mình một chữ nữa chúng mình có biết đó là chữ gì nhỉ? Cô sẽ lấy thẻ chữ to hơn để chúng mình nhìn rõ hơn nhé.

-Đây là chữ “ê” ( cô dán chữ “ê” lên bảng và phát âm 3 lần”)

-Chúng mình hãy nhìn lên thẻ chữ trên bảng và phát âm theo cô nào

+Lớp phát âm (3 lần)

+Tổ phát âm

+Cá nhân trẻ phát âm

( thực hiện 2-3 lần )

-Ai có thể phát âm và nói cho cô biết chữ “ê” có cấu tạo như thế nào không?

-Chữ “ê” được cấu tạo bằng 3 nét : 1 nét ngang  1 nét cong tròn hở phải và một dấu mũ ở phía trên

-Cô vừa cho chúng mình làm quen với chữ “ê” in thường đấy. Thế chúng mình có biết chữ “ê” in thường được nhìn thấy ở đâu không?

-Chúng mình thường nhìn thấy chữ “ê” in thường trong sách ,báo ,truyện nữa đấy.

-Ngoài ra còn có cả chữ “Ê” in hoa và chữ “ê” viết thường nữa đấy chúng mình ạ.

-Chúng mình cùng quan sát lên bảng của cô nào?

-Các con có biết không chữ “Ê” in hoa thường được viết ở đầu câu, tên người, tên địa danh, tên riêng nữa đấy. Chữ “ê” in thường  và chữ “ê” viết thường thì  được viết trong các trường hợp không phải tên riêng,cũng không phải đầu câu mà được viết bình thường đấy, và chữ “ê” viết thường  còn dùng để tập viết nữa đấy chúng mình ạ.

-Cô cho trẻ vẽ chữ ê trên không

Hoạt động 2 :So sánh

Chúng mình thấy chữ ‘e” và chữ “ê” có điều gì giống nhau?

-Đều có 1 nét ngang và 1 nét cong hở phải

-Thế chúng có gì khác nhau chúng mình nhỉ?

-Chữ “ê” có thêm dấu mũ ở phía trên còn chữ “e” thì không có

-Gọi 4-5 trẻ nhắc lại

*Hoạt động 3 củng cố:

Trò chơi 1: Tìm chữ theo hiệu lệnh của cô.

-Cách chơi:cô cho trẻ để thẻ trước mặt( cất rổ đằng sau). Nhiệm vụ của trẻ là khi cô yêu cầu chữ cái nào thì trẻ tìm chữ cái đó giơ lên và phát âm to chữ cái đó.

-Luật chơi:khi có hiệu lệnh của cô trẻ mới được giơ chữ cái

-Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần theo 2 mức:

+Mức 1: Cô nói tên chữ cái nào, trẻ tìm chữ cái đó giơ lên và phát âm to.

+Mức 2: cô nói cấu tạo chữ cái nào,trẻ tìm chữ cái đó giơ lên và phát âm to

Trò chơi 2: Tìm chữ trong bài thơ

Cách chơi:Cô chia trẻ thành 2 đội bằng nhau. Nhiệm vụ của trẻ là thay nhau lên gạch chân tất cả những chữ “e” “ê” có trong bài thơ? Thời gian là 1 bài nhạc .Khi trẻ chơi xong cô cho trẻ kiểm tra kết quả ( Cô cho trẻ trả lời có mấy chữ e, mấy chữ ê, trẻ đếm nếu không ghi được kết quả thì cô ghi hộ)

Luật chơi: trẻ chơi theo luật tiếp sức khi bạn về đập tay vào bạn tiếp theo bạn đó mới được chạy lên chơi.

3. Kết thúc

Cô nhận xét động viên khen ngợi trẻ

-chuyển hoạt động

 

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời

-Trẻ che mắt

 

 

 

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ đọc

 

-Trẻ trả lời

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Trẻ đọc theo cô

 

-Trẻ trả lời

 

-Trẻ lắng nghe

 

-Trẻ trả lời

 

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

-Trẻ đọc theo cô

 

 

 

 

 

-Trẻ trả lời

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *