GIÁO ÁN
Đề tài : Làm quen chữ cái e, ê
Chủ đề: Gia đình.
Đối tượng: Mẫu giáo lớn
Số lượng: 20 trẻ
Thời gian: 30 phút
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1.Kiến thức
– Trẻ nhận biết các đặc điểm cấu tạo, hình dáng, tên gọi, cách phát âm của 2 chữ cái e, ê.
– Trẻ phân biệt được điểm giống và khác nhau của 2 chữ cái e, ê.
– Trẻ biết chơi các trò chơi.
2.Kỹ năng
– Rèn kỹ năng đọc, phát âm đúng các chữ cái.
– Rèn kỹ năng nhận biết, so sánh, và phân biệt giữa 2 chữ cái.
– Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3.Thái độ
– Trẻ hứng thú tạo trong hoạt động
– Biết giữ gìn vệ sinh, biết cất dọn đồ dùng gọn gàng và sạch sẽ sau khi học bài.
– Biết tuân thủ nội qui của giờ học.
II. CHUẨN BỊ
– Giáo án điện tử, bảng tương tác thông minh.
– Nhạc bài hát: ba ngọn nến lung linh, cả nhà thương nhau, ai thương con nhiều hơn, và một số bài hát trong chủ đề.
– Đồ dùng chơi trò chơi xúc sắc: quân xúc sắc, hộp, bảng đa năng, bút viết bảng, chữ cái để dính, màu và khuôn dập chữ ,các nét chữ ,các chữ cái trên mặt con cua.
III. TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ |
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ |
1. Ổn định tổ chức và gây hứng thú.– Các bé ơi lại đây với cô nào. – Hôm nay ở lớp chúng mình có điều gì lạ nhỷ, Đúng rồi có rất nhiều các cô các bác ở các trường khác đến dự giờ học của chúng mình đấy, các bé khoanh tay chào các cô nào. – Các bé ơi, cô con mình cùng hát một bài để tặng các cô nhé. 2. Dạy bài mới – Hôm trước cô trò mình đã tìm hiểu về những công việc của các thành viên trong mỗi gia đình, ai kể lại cho cô và các bạn nghe nào: – Các bé nhìn lên màn hình xem cô có bức tranh gì ? Cô đưa 3 bức tranh có từ tương ứng: – Bà đan len – Mẹ nấu cơm – Bé nhặt rau Đây là bức tranh nói về công việc của các thành viên trong gia đình.· Dưới mỗi tranh, đều có từ tương ứng, cô mời các con đọc cùng cô. · Ai giỏi tìm và khoanh tròn cho cô chữ cái giống nhau trong từ có dưới các bức tranh. · Bạn A đã tìm và khoanh được chữ cái giống nhau rồi, cô và các bạn cùng kiểm tra nhé. · Cô chấm vào từng chữ e, chữ e chạy xuống dưới từ để trẻ nhận ra 3 chữ e giống nhau. · Cô thay bằng 1 chữ e to hơn để nhìn cho rõ. – Đã ai biết chữ cái này rồi? Con có thể đọc chữ cái này không? – Đó là chữ cái e mà hôm nay cô sẽ giới thiệu với các bé. – Cô đọc phát âm chữ cái – Cô mời cả lớp, tổ, cá nhân .. – Cô chỉ vào các chữ e khác nhau trong cả 3 bức tranh ban đầu. – Giới thiệu các kiểu chữ e: in thường, in hoa, viết thường, mời trẻ đọc lại* Các bé đọc rất giỏi và bây giờ các con hãy nghĩ xem chữ e được ghép bởi những nét gì? Để biết điều này, cô tặng mỗi con một chữ e trong bảng gài đã được ghép rồi, chúng mình thử bỏ các nét và ghép lại xem sao. – Vậy chữ e được ghép bởi những nét gì? – Để kiểm tra lại các bé hãy nhìn lên màn hình nhé, cho trẻ quan sát từng nét trên màn hình Vừa rồi cô thấy 2 bạn ghép rất nhanh và đẹp nên cô mời 2 bạn lên ghép cho cả lớp xem. – Cô nhận xét và tặng cho trẻ 2 dấu mũ để trang trí cho chữ e của mình nhé. Trẻ trang trí theo ý trẻ. – Cô thử đặt dấu mũ thế này, các con có nhận xét gì? Với cách trang trí thế này chúng mình lại được một chữ mới, đó là chữ gì các bé có biết tên chữ cái này không? – Cô xin giới thiệu với các bé chữ cái mới đó là chữ ê. – Cô còn có bức tranh liền từ có chứa chữ cái ê, chúng mình thử nghĩ xem bức tranh có thể tên là gì? – Cô nhận xét.– Vậy trong từ này chữ ê đứng ở vị trí thứ mấy? – Cô giới thiệu chữ ê to. – Cô đọc Cả lớp đọc, tổ cá nhân đọc. – Vừa nãy cô con mình tạo chữ ê từ chữ e và thêm dấu mũ, vậy ai giỏi nói cho cô và các bạn biết chữ ê gồm những nét gì? – Cô nhắc lại và cho trẻ quan sát trên màn hình *So sánh 2 chữ cái e, ê.– ai giỏi lên bảng ghép cho cô chữ e và chữ ê – Chữ e, và chữ ê đều được ghép bằng những nét gì? Đó là đặc điểm gì của 2 chữ (giống hay khác nhau). Vậy chữ ê khác chữ e ở điểm nào? – Cô khái quát lại điểm giống và khác nhau giữa 2 chữ e,ê và cho trẻ đọc lại. – Hôm trước cô và các bé đã sáng tác ra một bài thơ bế lắng nghe, cùng đọc với cô nào? Bé lắng nghe Tiếng chổi tre Quẹt quẹt quẹt Quẹt quẹt quẹt Bé lắng nghe Tiếng ếch kêu Kêu kêu kêu ộp ộp ộp – Ai cho cô biết trong bài thơ vừa đọc các con thấy có âm gì được đọc nhiều nhất ?. *Ôn luyện:– Trò chơi 1: Nghe thấu, đoán tài – Mỗi trẻ một bảng đa năng, khi cô gọi tên chữ cái nào hoặc nói một từ chứa âm của chữ cái nào, thì trẻ phải tìm chữ cái đó gắn bảng và gọi tên. – Chữ e, – Chữ e thêm dấu mũ – Mẹ – Khế – Bé – ghế. · Trò chơi 2: Đi tìm kho báu:Chia 2 đội, mỗi đội cử 5 bạn đi từ điểm xuất phát, theo chỉ dẫn và bản đồ để đến được kho báu. Để biết xem bản đồ của mỗi đội là gì, 2 đội sẽ đổ súc sắc. Súc sắc đổ mặt nào, đội đó sẽ đi theo chữ cái đó, ví dụ · Đội 1: hãy đi theo chữ cái e · Đội 2: Đi theo chữ ê Sau đó mỗi đội sẽ tìm được sợi dây đa năng và cùng hợp sức để tạo dáng chữ cái của đội mình. Hai đội chơi rất giỏi, tặng các con trò chơi từ điển chữ cái: – Chơi trò chơi này cô chia chúng mình thành 5 nhóm +Nhóm 1: Có rất nhiều bức tranh liến từ còn thiếu chữ cái, trẻ bù chữ còn thiếu trong từ. + Nhóm 2: Sờ chữ cái e, ê, đọc đúng được chữ nào, in chữ đó + Nhóm 3 : Cắt từ họa báo những từ có chứa chữ e, ê +Nhóm 4 : là đổ được mặt chữ gì thì con in chữ đó lên mặt bìa +Nhóm 5 ; cắp con cua có chữ cái e, ê đó để vào rổ e, ê của mình. – Thời gian chơi của trò chơi này là một bản nhạc ,thi xem bạn nào đổ khéo và tìm được nhiều chữ cái nhất. – Cô nhận xét từng nhóm chơi. – Cô hỏi lại trẻ hôm nay chúng mình học chữ gì ? 3.Kết thúc– Cô con mình chào các cô nào. – Cô cho trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi giúp cô. |
– Trẻ lại gần cô
– Các cô giáo ạ. – Chúng con chào các cô ạ
– Trẻ hát cùng cô.
– Trẻ trả lời
– chữ e ,ê ạ.
– Trẻ đi lấy rổ đồ chơi và về ngồi thành 3 hàng ngang.
– Một trẻ lên tìm
– Cả lớp đọc – Tổ đọc
– Cả lớp đọc – Nhóm, cá nhân đọc.
– Trẻ nhận xét.
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ trang trí
– mẹ bế bé
– Chữ ê.
– Cả lớp đọc – Cá nhân, nhóm đọc – trẻ tìm chữ e, ê quanh lớp
– Chữ e,ê ạ
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời – Cả lớp hát. Đội 1 : Có các từ :Quả me, cây tre, con mèo, cái kéo. Đội 2 : Con bê, con ếch, kiến càng, cá kiếm. – trẻ cùng nhau kể. – Trẻ chơi – Trẻ chơi cùng cô – Quân xúc sắc ạ. – Trẻ trả lời cách chơi |