Lựa chọn một điểm du lịch sinh thái mà mình biết, Hãy áp dụng “How to develop a Marketing Plan for your Ecotourism Business” để đánh giá chiến lược marketing mix của điểm đến đó.

Please follow and like us:

Lựa chọn một điểm du lịch sinh thái mà mình biết . Hãy áp dụng “How to develop a Marketing Plan for your Ecotourism Business” để đánh giá chiến lược marketing mix của điểm đến đó.

1) Thị trường mục tiêu của điểm đến du lịch sinh thái đó
2) Đánh giá từng chính sách của điểm du lịch sinh thái đó
3) Sự phối hợp giữa các chính sách đó như thế nào (marketing – mix – 7Ps)
4) Điểm yếu và điểm mạnh về chiến lược marketing mix của điểm du lịch ST đó
5) Đề xuất giải pháp của nhóm

Mục lục

  1. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU.. 3
  2. Du khách quốc tế: 3
  3. Du khách trong nước: 3
  4. CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING CỦA ĐIỂM ĐẾN (7Ps) 3
  5. Sản phẩm (Product) 4
  6. Giá (Price): 4
  7. Phân phối (Place): 4
  8. Quảng bá (Promotion): 5
  9. Con người (People): 5
  10. Chương trình (Program): 5
  11. Hợp tác (Partnership): 6

III. SỰ PHỐI HỢP CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING MIX 7Ps. 6

  1. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING.. 8
  2. Điểm mạnh: 8
  3. Điểm yếu: 8
  4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CỦA NHÓM… 9

Tài liệu tham khảo

Đánh giá các thành viên trong nhóm

 

I. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU

1. Du khách quốc tế:

Những năm vừa qua, Pù Luông đã đón nhiều đoàn du khách nước ngoài đến tham quan, du lịch. Năm 2012 khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã thu hút hơn 3.500 lượt khách nước ngoài và từ đầu năm 2013 đến trung tuần tháng 8 đã có hơn 2000 khách nước ngoài đến Pù Luông.

  • Đặc điểm:
  • Du khách quốc tế đa phần thuộc các nước châu Âu, Bắc Mỹ và một số nước châu Á.
  • Các đoàn khách người nước ngoài chủ yếu đi theo đôi hoặc nhóm nhỏ, yêu thích tìm hiểu văn hóa bản địa và trải nghiệm nếp sống văn hóa địa phương – kiểu du lịch sinh thái cộng đồng.
  • Thu nhập cao, trình độ văn hóa và hiểu biết rộng, có ý thức cao trong bảo tồn môi trường tự nhiên và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.
  • Dịch vụ tiêu dùng: đa dạng (hiding, treking, homstay…)

2. Du khách trong nước:

  • Dân “phượt”
  • Pù Luông vốn là địa điểm du lịch được biết đến nhiều trong giới “phượt”- những bạn trẻ thích ưa mạo hiểm và muốn tự mình khám phá những vùng đất hoang sơ.
  • Độ tuổi: 18-25, sinh viên và những người trẻ, mới đi làm và chưa có gia đình.
  • Thu nhập không cao.
  • Thường thực hiện chuyến đi khoảng 2 ngày-1 đêm và tham gia các chuyến treking ngắn.
  • Dịch vụ tiêu dùng: Homstay, ẩm thực địa phương…
  • Khách du lịch

Phát triển du lịch ở Pù Luông hiện nay cũng có các tour hướng đến một bộ phân khách du lịch trong nước với đặc điểm sau:

  • Khách du lịch nhóm nhỏ, có mức thu nhập trung bình, khá.
  • Khu vực: Nghệ An, Thanh Hóa và các tỉnh Đông Bắc Bộ.
  • Dịch vụ tiêu dùng: đa dạng.

II. CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING CỦA ĐIỂM ĐẾN (7Ps)

Các chính sách Marketing của điểm du lịch sinh thái Pù Luông dựa trên các thế mạnh của điểm đến, đặc điểm tài nguyên tự nhiên – nhân văn cũng như nghiên cứu khả năng đáp ứng cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng tham gia vào hoạt động du lịch của người dân bản địa.

1. Sản phẩm (Product)

  • Các sản phẩm du lịch tại Pù Luông rất hấp dẫn khách du lịch. Ở Pù luông không chỉ có một phong cảnh tự nhiên hoang sơ, đa dạng sinh học và đa dạng cảnh quan, nơi đây còn giàu có về tài nguyên nhân văn: là nơi nhiều dân tộc sinh sống với nhau với phong tục canh tác, lối sống, văn hóa dân gian đa dạng, phong phú; nơi giao lưu văn hóa giữa các vùng miền. Các sản phẩm du lịch nơi đây dựa trên các tài nguyên sẵn có, đồng thời nghiên cứu xu hướng người tiêu dùng để cung cấp các sản phẩm-dịch vụ sinh thái cộng đồng độc đáo, hấp dẫn.
  • Dịch vụ cung cấp: các loại hình du lịch tham quan, khám phá, leo núi chinh phục đỉnh Pù Luông(1700m), trekking… tìm hiểu văn hóa truyền thống, trải nghiệm ẩm thực địa phương, tìm hiểu phương thức canh tác và lối sống bản địa…
  • Thời gian: mùa cao điểm là khoảng trung tuần tháng 6 và tháng 10 hàng năm vào thời điểm mùa lúc chín là lúc Pù Luông hấp dẫn khách du lịch với những ruộng lúc bậc thang trải dài bên sường núi, cuộc sống hòa quyện với thiên nhiên tạo nên bức tranh sinh động đầy màu sắc về Pù Luông.
  • Tour trọn gói: có các tour trọn gói về ăn uống, ngủ nghỉ, các hoạt động du lịch hay lộ trình chuyến đi như Mai Châu-Pù Luông-Cúc Phương,…

2. Giá (Price):

  • Pù Luông chú trọng vào lựa chọn và đưa ra mức giá hợp lý, cạnh tranh. Đối với các tour trọn gói có các mức giá khác nhau, phù hợp với từng đối tượng khách: từ 500-700 nghìn đồng cho tới hơn 2 triệu đồng, tùy vào thời gian và lộ trình của từng tour. Trung bình một chuyến đi phượt đến Pù Luông dài 2 ngày 1 đêm khoảng 600-800.000 VND.
  • Đối với hình thức đi tự do thì chi phí cho 1 đêm nghỉ ngơi lưu trú trong các ngôi nhà sàn sinh thái rộng rãi, thoáng mát của người dân bản địa người Thái, Mường khoảng 40.000-50.000đ/ng, ăn uống khoảng 100k/ng/bữa. Mức chi phí này tương đối thấp, phù hợp với khả năng của các khách du lịch nội địa

3. Phân phối (Place):

  • Pù Luông ở Thanh Hóa, gần với Mai Châu (Hòa Bình), Cúc Phương (Ninh Bình),… nên du lịch Pù Luông thường kết hợp với các điểm đến du lịch đó tạo các tour trọn gói, đa dạng sản phẩm du lịch, tăng tính hấp dẫn và tạo điều kiện thuận lợi trong cung ứng các dịch vụ phụ trợ.
  • Kênh phân phối: Hiện nay, cung cấp các tour du lịch sinh thái đến Pù Luông có APT Travel, Mai Châu Tourism, Ecotravel, VCBET-Network…

 4. Quảng bá (Promotion):

  • Hệ thống bảng chỉ dẫn, in ấn tờ rơi phát cho du khách, hoạt động phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí tuyên tryền về tiềm năng du lịch sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, xây dựng và phát hành cuốn sách quảng bá du lịch Pù Luông bằng 3 thứ tiếng Anh, Thái, Việt được hỗ trợ thực hiện bởi nguồn vốn tài trợ của Ireland.
  • Xây dựng website để quảng bá về tiềm năng du lịch Pù Luông và hướng dẫn cho khách du lịch trong và ngoài nước:

+ Trong nước: các trang web về du lịch như: camnangdulich.com, vntravellive.com, dulichvn.org.vn, ecotravel.vn đều đăng tải thông tin hữu ích liên quan tới điểm đến; có trang chủ www.puluong.com. Ngoài ra, các nhóm đi phượt hoặc tự tổ chức đi hoàn toàn có thể tham khảo trên các diễn đàn, blog như www.phuot.vn

+ Ngoài nước: quảng cáo các chương trình tour và vẻ đẹp điểm du lịch thông qua các trang web như: www.paradissa.com, www.travelfish.org, www.tripadvisor.com, www.responsibletravel.com.

Chính sách quảng cáo thông qua các wesite du lịch, phượt là một trong những chính sách cơ bản mà điểm đến Pù Luông  lựa chọn để quảng bá hình ảnh của mình. Bên cạnh đó, hiện nay dịch vụ viễn thông, internet ngày càng phổ biến trong cộng đồng, hình thức quảng bá này vừa tiết kiệm chi phí vừa đem lại hiệu quả cao. Ngày nay, giới trẻ có xu thế đi du lịch theo hình thức phượt, tự mình khám phá, trải nghiệm và thông qua những người đi du lịch để quảng bá hình ảnh cũng là lựa chọn mà Pù Luông hướng tới.

5. Con người (People):

  • Để quảng bá tiềm năng du lịch thái Pù Luông, với sự hộ trợ của dự án phát triển du lịch sinh thái hỗ trợ bởi Irish Aid, cán bộ khu bảo tồn đã tập huấn kỹ năng đón tiếp, đào tạo làm hướng dẫn viên miễn phí, nấu ăn phục vụ du khách cho đồng bào các dân tộc. Nhân thức được lợi ích lâu dài của phát triển du lịch sinh thái, bà con nơi đây ngày càng “tình nguyện” làm du lịch, thân thiện với du khách, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Pù Luông.

6. Chương trình (Program):

  • Các hoạt động giáo dục cho du khách về ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa, du lịch bền vững đã được tiến hành và thu được kết quả khả quan.
  • Hiện nay, các chương trình, lễ hội ở Pù Luông đang được mở rộng và có quy mô hơn. Nhiều chương trình hấp dẫn người tham quan được lên kế hoạch tổ chức. Pù Luông tích cực xây dựng hình thức du lịch cộng đồng. Đây là loại hình du lịch do chính người dân tổ chức dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống song song với việc bảo vệ, gìn giữ cảnh quan môi trường. Bên bếp lửa nhà sàn, chủ và khách cùng thưởng thức các món ăn lạ miệng như cơm lam, nộm hoa chuối rừng, canh đắng…, cùng say men rượu cần và say mê thưởng thức những điệu múa sạp, múa xòe, hát lượn…

7. Hợp tác (Partnership):

  • Hiện nay, Ban quản lý khu bảo tồn Pù Luông đang tiếp tục kêu gọi đầu tư hỗ trợ phát triển bền vững, phối hợp với các công ty du lịch xây dựng chương trình hướng dẫn và tiếp nhận khách du lịch trong và ngoài nước, đầu tư phát triển giao thông, cơ sở hạ tầng du lịch. Hầu hết các công ty du lịch hiện nay đều liên kết với các hộ dân bản trong việc cung cấp dịch vụ homestay, ăn uống cho du khách. Trong giai đoạn 2009-2011, đánh giá được tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của Pù Luông, tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã thế giới (FFI) do quỹ Irish Aid của sứ quán Ai-len tài trợ, đã phối hợp cùng Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thực hiện dự án “Pro-poor nature-based tourism” (2009-2011) – dự án phát triển du lịch dựa vào thiên nhiên với mục tiêu bảo tồn và xóa đói giảm nghèo. Trong quá trình thực hiện dự án, các bên liên quan bao gồm: chính quyền địa phương, ban quản lý khu bảo tồn, người dân bản địa, FFI, các doanh nghiệp lữ hành đã phối hợp chặt chẽ trong đào tạo kỹ năng du lịch, xây dựng cơ sở vật chất, phối hợp mở các tour du lịch và đóng góp cho sự phát triển sủa địa phương cũng như bảo tồn và gìn giữ các giá trị.

III. SỰ PHỐI HỢP CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING MIX 7Ps

Được đánh giá là một điểm đến độc đáo, hấp dẫn, không chỉ có giá trị kinh tế – văn hóa cao mà còn có ý nghĩa sinh học to lớn: là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật quý hiếm ở Việt Nam và trên thế giới. Chính những điều kiện về tài nguyên tự nhiên đặc sắc, đa dạng và tài nguyên nhân văn mang đậm bản sắc dân tộc đóng vai trò là cơ sở để phát triển loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Pù Luông. Tuy nhiên, mang những đặc điểm chung giống với nhiều điểm du lịch sinh thái hay du lịch cộng đồng khác, sự phối hợp giữa các chính sách Marketing Pù Luông chưa thực sự thống nhất và hiệu quả.

  • Thứ nhất, sản phẩm du lịch chưa có sự thống nhất và liên kết với thiết kế chương trình du lịch, giá cả các dịch vụ và con người.

Các hoạt động trong các tour du lịch có thể kể đến như leo núi, trekking, khám phá khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, quan sát cuộc sống thường ngày của bà con dân tộc Thái, Mường, thưởng thức các món ăn truyền thống… Bản thân mỗi hoạt động riêng biệt chưa được khai thác đúng hướng, đúng cách; khi kết hợp các hoạt động, dịch vụ tạo nên sản phẩm bao gồm nhiều hoạt động nhưng chỉ mang tính liệt kê mà chưa đi sâu vào nội dung của từng hoạt động đó. Các tour đến Pù Luông, chủ yếu là tour liên kết Mai Châu – Pù Luông đều có những hoạt động trên, tuy nhiên dễ thấy tính linh hoạt chưa cao: các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra đều đặn, lặp lại và ít có sự đổi mới, đặc biệt vào các mùa lễ hội truyền thống của người Thái; chưa kể thời gian lưu lại Pù Luông khá ngắn, do đó những nét đặc trưng nhất của thiên nhiên và đồng bào dân tộc nơi đây hầu như chưa được khai thác hiệu quả. Các tour do các công ty lữ hành khác nhau tổ chức, có độ dài chuyến đi khác nhau nhưng những hoạt động dịch vụ lại khá tương đồng, không có sự đa dạng hóa sản phẩm khiến cho khách du lịch dễ lấy yếu tố giá làm cơ sở để đưa ra quyết định.

Mặt khác, hiện tại các tour du lịch đều do các công ty lữ hành thiết kế và phân phối, ban quan lý Pù Luông chưa đưa ra bất cứ chương trình du lịch nào, do đó việc phân loại các gói sản phẩm đối với từng nhóm khách trong phân đoạn chưa được thực hiện, dẫn đến giá cả vẫn còn mang tính riêng lẻ. Mặc dù có thể thấy giá khá hợp lý với đa số khách, đặc biệt sinh viên, dân phượt nhưng hiệu quả kinh tế không cao do không khai thác được từ những đối tượng có khả năng chi trả cao.

Chính sách về con người cũng cần được xét tới. Trong mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, cộng đồng địa phương đóng vai trò là nền tảng cho các hoạt động du lịch: người dân bản địa được đào tạo để trở thành hướng dẫn viên du lịch, những người phục vụ, cung cấp các dịch vụ ăn, ngủ, vui chơi của khách du lịch. Tuy nhiên, trong phát triển du lịch ở Pù Luông, đồng bào dân tộc Thái chưa được quan tâm và cũng chưa hiểu biết về du lịch. Dễ thấy các hoạt động du lịch đều gắn liền với thiên nhiên, với văn hóa lâu đời, với cuộc sống của người dân bản địa, nhưng sự tham gia của họ còn hạn chế: chỉ số ít hộ kinh doanh homestay, dịch vụ ăn uống; hướng dẫn viên chủ yếu là cán bộ, nhân viên khu bảo tồn; nhiều cán bộ khu bảo tồn và đồng bào dân tộc chưa nhận thức được vai trò của du lịch và chưa được đào tạo, các câu lạc bộ du lịch hoạt động chưa mạnh, không thu hút được sự tham gia của người dân. Vài năm gần đây, chính sách con người thay đổi với nhận thức về vai trò của cộng đồng địa phương, bước đầu triển khai đã thu được 1 số kết quả tích cực.

  • Thứ hai, quảng bá hình ảnh chưa gắn liền với phân phối sản phẩm.

Trang chủ của khu bảo tồn Pù Luông chưa được hoàn thiện, chưa có trang chủ bằng tiếng anh, dẫn đến việc phân phối các sản phẩm còn riêng lẻ, không thống nhất. Thông tin được đăng tải trên nhiều trang web khác nhau nhưng phần lớn các tour lại được rao bán trên trang web của các công ty lữ hành tổ chức hoặc liên kết tổ chức tour. Vì vậy, sự chính xác của các thông tin về địa điểm, giá cả dịch vụ bị ảnh hưởng, sự sai lệch thông tin phần nào sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh của điểm đến.

  • Thứ ba, quan hệ đối tác còn hạn chế:

Hiện nay, cung cấp các tour du lịch sinh thái đến Pù Luông có APT Travel, Mai Châu Tourism, Ecotravel, VCBET-Network…Tuy nhiên các tour thường theo lộ trình Mai Châu -Pù Luông – Cúc Phương với thời gian ở lại Pù Luông của du khách chỉ một ngày đêm. Trong quá trình thực hiện dự án, FFI đã tổ chức bàn bạc với các bên liên quan, trong đó có các công ty lữ hành để thống nhất về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên cũng như thỏa thuận về phân chia lợi ích. Nhưng sau khi dự án kết thúc thì mối liên kết giữa các bên cũng dần bị nới lỏng. Hầu hết các công ty du lịch hiện nay đều liên kết với các hộ dân bản trong việc cung cấp dịch vụ homestay, ăn uống cho du khách nhưng lại sử dụng hướng dẫn viên riêng của công ty trong các hoạt động như trekking, đạp xe leo núi. Hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện và điều chỉnh các chính sách về sản phẩm, phân phối, xúc tiến cũng như về con người.

IV. ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING

1. Điểm mạnh:

  • Quảng cáo trên các websites trong nước và nước ngoài giúp khách hàng có khả năng tiếp cận với nguồn thông tin.
  • Chi phí hợp lý với túi tiền của khách du lịch trong nước, tạo lợi thế cạnh tranh về giá.
  • Sản phẩm, chương trình du lịch xây dựng trên cơ sở bảo tồn thiên nhiên, phát huy và gìn giữ bản sắc dân tộc tạo nên sức hấp dẫn riêng. Liên kết với điểm du lịch khác như Mai Châu, Cúc Phương; tour liên kết Mai Châu-Pù Luông 3 ngày 2 đêm được nhiều công ty lữ hành xây dựng và phân phối.
  • Nhận được sự hỗ trợ quảng bá từ chính sách phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa và dự án hỗ trợ của Đại sứ quán Ai-len ở Việt Nam.

2. Điểm yếu:

  • Sự tham gia của cư dân bản địa còn hạn chế: chỉ số ít hộ kinh doanh homestay và cung cấp dịch vụ ăn uống, hướng dẫn viên địa phương chưa được đào tạo mà vẫn chủ yếu là cán bộ, nhân viên từ khu bảo tồn; nhận thức của cán bộ quản lý và người dân còn hạn chế, thiếu kỹ năng cung ứng dịch vụ du lịch
  • Mặc dù sản phẩm, chương trình tổ chức khá tốt, tuy nhiên về cấu trúc khá giống với nhiều điểm du lịch cộng đồng khác, chưa có bản sắc thực sự riêng biệt, do đó một phần giảm lợi thế cạnh tranh với sản phẩm thay thế.
  • Tính hiệu quả kinh tế không cao. Giá rẻ không thực sự là điểm mấu chốt đối với du lịch sinh thái, trong khi đó trong phân đoạn thị trường lại hướng tới khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, cao cấp. Điều cần thiết là phải nâng cao chất lượng dịch vụ, trong đó con người, đặc biệt là cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng.
  • Quan hệ đối tác chưa tốt. Dù tạo lập được với các công ty lữ hành, chính quyền, bên quan trọng nhất là cộng đồng địa phương lại chưa được quan tâm đúng đắn: chưa triển khai giới thiệu mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tới toàn thể đồng bào dân tộc, chưa giải quyết được vấn đề việc làm và chuyển đổi kinh tế từ nông nghiệp đơn thuần sang phát triển nông nghiệp, phục vụ du lịch.
  • Chưa khai thác được hiệu quả từ cộng đồng.

V. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CỦA NHÓM

  • Xây dựng kế hoạch triển khai mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tới toàn bộ cư dân địa phương, thuyết phục và giáo dục, giúp người dân nhận thức được vai trò của du lịch tới đời sống, kinh tế của họ.
  • Phối hợp với chính quyền địa phương, sở du lịch thiết kế lại các tour dựa trên cơ sở khai thác, bảo tồn tính đa dạng, độc đáo của tài nguyên du lịch và khai thác có hiệu quả cộng đồng địa phương nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Tạo ra các gói sản phẩm khác nhau đối với từng nhóm khách trong phân đoạn mục tiêu, nâng cao chất lượng và điều chỉnh giá hợp lý.
  • Đào tạo kiến thức, kỹ năng cho một bộ phận đồng bào dân tộc để hướng dẫn du lịch, phần còn lại hỗ trợ duy trì canh tác nông nghiệp, duy trì lao động thủ công truyền thống để phục vụ du lịch.
  • Mở rộng, tạo lập quan hệ với 1 số cơ sở kinh doanh dịch vụ, tuy nhiên vẫn ưu tiên hỗ trợ người dân kinh doanh homestay và dịch vụ ăn uống; xây dựng cơ sở hạ tầng hài hòa với cảnh quan.
  • Tài liệu tham khảo:
  • Vietnam Civil Society Facility 2010 Annual Report –  Hanoi April 2011
  • Civil Society Facility in Vietnam – September, 2011
  • TRACING TOURISM TRANSLATIONS – Opening the black box of development assistance in community-based tourism in Viet Nam A thesis submitted in fulfilment of the requirements for a degree of Master of Arts in Geography  at the University of Canterbury -Kirsten Maree Lake Huxford  – November 2010
  • Irish Aid/FFI Ecotourism Project, Pu Luong Nature Reserve, Thanh Hoa Project Fact sheet.

 

 

 

 

 

 

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *