-Luận cương tháng 10/1930 do Trần Phú soạn thảo
-Nội dung chủ yếu của luận cương:
+ Về mâu thuẫn giai cấp ở Đông Dương: một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.
+ Về phương hướng chiến lược của cách mạng: lúc đầu cách mạng Đông Dương là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, có tính chất thổ địa và phản đế, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”.
+ Về nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau. Trong đó, “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”.
+ Về lực lượng cách mạng: Giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng. Khước bỏ vai trò của giai cấp tiểu tư sản, trí thức, địa chủ vừa và nhỏ.
+ Về phương pháp cách mạng: phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường “võ trang bạo động”, “phải tuân theo khuôn phép nhà binh”.
+ Về quan hệ với cách mạng thế giới: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp, mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.
+ Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng.