Luật Tố tụng hình sự Việt Nam EL11

Please follow and like us:

Luật Tố tụng hình sự Việt Nam EL11

Tham gia nhóm Zalo chia sẻ tài liệu tại đây

1. Hội thẩm tham gia xét xử:
a. Sơ thẩm theo thủ tục rút gọn.
b. Phúc thẩm.
c. Sơ thẩm theo thủ tục chung. (Đ)
d. Giám đốc thẩm
2. A lái xe ô tô thuê cho B, hưởng lương theo tháng. Trong khi thực hiện công việc B giao, A đã phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ làm C chết. Tư cách tố tụng của B trong vụ án hình sự là:
a. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
b. Bị hại.
c. Nguyên đơn dân sự.
d. Bị đơn dân sự. (Đ)
3. Người chứng kiến là:
a. Người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
b. Người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS. (Đ)
c. Người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
d. Người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật.
4. Bị can:
a. Không có quyền bào chữa.
b. Không có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
c. Là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. (Đ)
5. Người làm chứng là:
a. Người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật.
b. Người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. (Đ)
c. Người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
d. Người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS.
6. Kiểm sát viên
a. Phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu đã tiến hành tố tụng trong vụ án với tư cách Điều tra viên (Đ)
b. Nếu bị thay đổi tại phiên toà thì do Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định
c. Không có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng
7. Thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia là từ khi:
a. Có quyết định tạm giữ.
b. Kết thúc điều tra. (Đ)
c. Người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
d. Khởi tố bị can.
8. Việc gia hạn tạm giữ:
a. Chỉ được thực hiện một lần.
b. Không cần Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn.
c. Phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. (Đ)
9. Người nào trong những người sau đây không có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú?
a. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
b. Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
c. Cấp trưởng cơ quan Hải quan. (Đ)
d. Đồn trưởng Đồn biên phòng.
10. Trường hợp nào trong những trường hợp sau đây không phải là căn cứ bắt quả tang?
a. Người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay người đó trốn. (Đ)
b. Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
c. Đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
d. Đang hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt.
11. Trong số những người tiến hành tố tụng, người có quyền đề nghị thay đổi Thư ký Toà án là:
a. Kiểm sát viên. (Đ)
b. Điều tra viên.
c. Thẩm phán.
d. Hội thẩm.
12. A là Thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an huyện X tỉnh Y. Nếu A thuộc trường hợp bị thay đổi do pháp luật quy định thì việc điều tra vụ án:
a. Do Cơ quan điều tra Công an huyện X tiếp tục tiến hành.
b. Do Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành.
c. Do cơ quan điều tra Bộ Công an tiến hành.
d. Do Cơ quan điều tra Công an tỉnh Y tiến hành. (Đ)
13. Thẩm phán:
a. Phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi nếu đã tham gia xét xử giám đốc thẩm.
b. Nếu đồng thời là Chánh án và bị thay đổi tại phiên toà thì do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.
c. Nếu đồng thời là Chánh án và bị thay đổi tại phiên toà thì do Hội đồng xét xử quyết định. (Đ)
14. Chủ thể chịu trách nhiệm về kết luận định giá tài sản là:
a. Hội đồng định giá tài sản. (Đ)
b. Viện kiểm sát đã yêu cầu định giá tài sản.
c. Cơ quan điều tra đã yêu cầu định giá tài sản.
d. Tòa án đã yêu cầu định giá tài sản.
15. Kết luận giám định:
a. Là kết luận pháp lý về vụ án.
b. Là kết luận có giá trị pháp lý trong mọi trường hợp.
c. Là kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định. (Đ)
16. Lệnh kê biên tài sản của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra:
a. Được áp dụng với bị can trong mọi trường hợp.
b. Phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành. (Đ)
c. Phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
17. Người dân khi bắt người đang bị truy nã có quyền:
a. Khám người bị bắt.
b. Giải ngay người bị bắt đến Tòa án nơi gần nhất.
c. Tước vũ khí của người bị bắt. (Đ)
18. Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ thuộc về:
a. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án.
b. Hội đồng xét xử
c. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát.
d. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra. (Đ)
19. Cơ quan điều tra ra quyết định đặt tiền để bảo đảm đối với bị can A. Việc đặt tiền để bảo đảm đối với A là hợp pháp. Trong giai đoạn điều tra, A vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan. Thẩm quyền hủy bỏ biện pháp đặt tiền để bảo đảm thuộc về:
a. Viện kiểm sát. (Đ)
b. Cơ quan điều tra.
c. Tòa án.
20. Hết thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm mà không biết rõ bị can đang ở đâu thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định:
a. Đình chỉ vụ án.
b. Trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.
c. Tạm đình chỉ vụ án. (Đ)
21. Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của mình thì Tòa án:
a. Tạm đình chỉ vụ án.
b. Trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố. (Đ)
c. Đình chỉ vụ án.
22. Viện kiểm sát truy tố A về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 BLHS. Tại phiên tòa, đủ chứng cứ A phạm tội theo khoản 2 Điều này thì Hội đồng xét xử quyết định:
a. Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.
b. Tuyên A phạm tội theo khoản 2 Điều 173 BLHS. (Đ)
c. Tạm đình chỉ vụ án.
23. Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định:
a. Đình chỉ vụ án. (Đ)
b. Trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.
c. Đưa vụ án ra xét xử.
d. Tạm đình chỉ vụ án.
24. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan thuộc về:
a. Nhà nước. (Đ)
b. Chánh án Toà án đã làm oan.
c. Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã làm oan.
d. Viện trưởng Viện kiểm sát đã làm oan.
25. A phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Cơ quan điều tra tạm giữ được ma túy làm vật chứng. Cách xử lý vật chứng này là:
a. Bán và chuyển tiền đến Kho bạc Nhà nước để quản lý.
b. Tiêu hủy. (Đ)
c. Tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.
d. Giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
26. Chủ thể chịu trách nhiệm về kết luận giám định là:
a. Tòa án đã trưng cầu giám định.
b. Cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định.
c. Viện kiểm sát đã trưng cầu giám định.
d. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kết luận giám định. (Đ)
27. Thẩm quyền thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự:
a. Thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. (Đ)
b. Chỉ thuộc về Cơ quan điều tra.
c. Chỉ thuộc về Viện kiểm sát.
28. A mượn xe máy của B. A sử dụng xe máy đó làm phương tiện phạm tội và bị Cơ quan điều tra tạm giữ. B không có lỗi trong việc A sử dụng xe máy đó làm phương tiện phạm tội. Cách xử lý xe máy này là:
a. Tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.
b. Trả lại cho B. (Đ)
c. Tiêu hủy.
d. Bán và chuyển tiền đến Kho bạc Nhà nước để quản lý.
29. Thẩm quyền đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự:
a. Chỉ thuộc về Kiểm sát viên.
b. Thuộc về người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. (Đ)
c. Chỉ thuộc về Thẩm phán.
d. Chỉ thuộc về Điều tra viên.
30. Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành đối với:
a. Quyết định bắt bị cáo để tạm giam của Hội đồng xét xử.
b. Lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án.
c. Lệnh bắt bị can để tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra. (Đ)
31. Nếu có đủ căn cứ A đang chuẩn bị thực hiện tội giết người thì Cơ quan điều tra có thể:
a. Giữ A trong trường hợp khẩn cấp. (Đ)
b. Cấm A đi khỏi nơi cư trú.
c. Bắt A để tạm giam.
d. Bắt quả tang đối với A.
32. Biện pháp nào trong các biện pháp sau là biện pháp ngăn chặn?
a. Áp giải.
b. Bắt người. (Đ)
c. Dẫn giải.
33. Người dân khi bắt người phạm tội quả tang có quyền:
a. Tước vũ khí của người bị bắt. (Đ)
b. Khám người bị bắt.
c. Giải ngay người bị bắt đến Tòa án nơi gần nhất.
34. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp:
a. Cần được Viện kiểm sát phê chuẩn. (Đ)
b. Không cần Viện kiểm sát phê chuẩn.
c. Thuộc thẩm quyền của Tòa án.
d. Thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
35. Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt theo quyết định truy nã:
a. Trong mọi trường hợp, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định đình nã.
b. Trong mọi trường hợp, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra lệnh tạm giam.
c. Trong mọi trường hợp, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. (Đ)

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *