Nêu 2 nguồn gốc hình thành ý thức.

Please follow and like us:

Ý thức có hai nguồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
– Về nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Có thể phân tích nguồn gốc tự nhiên của ý thức theo lý luận phản ánh của Lênin. Theo lý luận này, mọi dạng vật chất đều có khả năng phản ánh. “Phản ánh” được hiểu theo nghĩa rộng nhất thì đó là khả năng của một tồn tại vật chất có thể ghi nhận và tái hiện những đặc điểm của một khách thể khác khi chúng tác động đến nhau. Phản ánh ý thức là phản ánh cao nhất trong các dạng khả năng phản ánh, chỉ có ở con người. Nhờ lao động và ngôn ngữ, phản ánh tâm lý chuyển thành phản ánh ý thức (quá trình này gắn với sự tiến hoá từ vượn thành người).
– Về nguồn gốc xã hội của ý thức: Sự hình thành và phát triển của ý thức không chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội, hơn nữa đây là nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất. Theo quan điểm của Ph. Ăngghen thì sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ … đó là hai sức kích thích chủ yếu của sự chuyển biến bộ não của loài vật thành bộ não của con người, tâm lý động vật thành ý thức. Trong đó:
+ Lao động là phương thức sống, phương thức tồn tại của con người, tức là con người sinh tồn và phát triển nhờ phương thức lao động – phương thức sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần của nó. Lao động dẫn tới sự hình thành ngôn ngữ. Ngôn ngữ một mặt là kết quả của lao động, mặt khác lại là nhân tố tích cực tác động đến quá trình lao động và phát triển ý thức con người.
+ Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của ý thức, của tư duy, là công cụ thể hiện ý thức, tư tưởng và tạo điều kiện để phát triển ý thức, giúp con người ngày càng nhận thức được bản chất của sự vật, giúp con người phản ánh khái quát những đặc tính, những thuộc tính của sự vật – hiện tượng trong thế giới, giúp con người trao đổi kinh nghiệm hoạt động sống.Nêu 2 nguồn gốc hình thành ý thức.

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *