Nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ xã hội và nghĩa vụ pháp lý

Please follow and like us:

(*) Nghĩa vụ dân sự: Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật dân sự mà theo đó một hoặc nhiều chủ thể phải làm một việc hoặc không được làm một việc vì quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể phía bên kia
– Chủ thể của quan hệ nghĩa vụ gồm bên có nghĩa vụ và bên có quyền.
– Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc công việc không được thực hiện;
– Mục đích của việc thực hiện nghĩa vụ nhằm đáp ứng lợi ích của chủ thể quyền trong quan hệ.
Ví dụ: A vay của B số tiền 1 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm, thời hạn cho vay là 10 tháng.
Khi đến thời hạn, A có quyền đòi B số tiền gốc và lãi theo như thỏa thuận. Và B phải có nghĩa vụ thanh toán số tiền đã vay và lãi suất như đã thỏa thuận với A.

(*) Nghĩa vụ xã hội được hiểu là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Họ có thể làm hoặc không thực hiện 1 hành vi nào đó, nhưng theo tục lệ, tập quán hay dư luận xã hội, họ cho rằng việc thực hiện hay không thực hiện hành vi đó là cần thiết.
Ví dụ: Giúp đỡ người tàn tật, nhường chỗ ngồi trên tàu, xe cho trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, nhặt được của rơi trả lại người đánh mâts…là những công việc phải làm vì đạo đức xã hội.

2. Nghĩa vụ pháp lý là một hoặc nhiều chủ thể phải làm một việc hoặc không được làm một việc theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Nghĩa vụ phải cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nghĩa vụ phải tố giác tội phạm, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *