Người ta nói “nói là bạc , im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”. Bạn hiểu gì về nhận định trên ? Con người ta thường mắc phải những sai làm nào khi nắng nghe.

Please follow and like us:

Người ta nói “nói là bạc , im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”. Bạn hiểu gì về nhận định trên ? Con người ta thường mắc phải những sai làm nào khi nắng nghe.

Thực tế chúng ta có thể nhận thấy giá trị của kim cương lớn hơn nhiều so với vàng và bạc, kim cương là vật thể vô giá mà thiên nhiên tạo ra, nó mang trong mình vẻ đẹp , sự trong sáng và giá trị  vĩ đại. Trong câu nói trên người ta so sánh nói với bạc, im lặng với vàng và lắng nghe với kim cương điều này khẳng định giá trị của việc lắng nghe đối với giao tiếp là vô cùng to lớn.Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp. Khi kĩ năng lắng nghe chưa tốt, việc tiếp nhận và sử lý thông tin không hiệu quả sẽ có thể đánh mất những cơ hội, những thông tin quan trọng, những kiến thức không thể tiếp thu….. Khi ta nghe có thể hiểu và phân tích thông tin điều đó  sẽ đem lại những kiến thức, thông tin, nâng cao kỹ năng giao tiếp cho bản thân.

Trong kinh doanh, việc lắng nghe và thấu hiểu khách hàng là nền tảng thành công của mọi doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp muốn cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình luôn luôn phải lắng nghe những ý kiến của khách hàng  để hoàn thiện , cải tiến sản phẩm của mình sao cho phù hợp với khách hàng nhất. Ví dụ sự thành công như hiện nay của công ty cổ phần  thế giới di động là họ biết lắng nghe khách hàng.  Họ nâng cao, cải tiến chất lượng dịch vụ của mình  dựa vào những ý kiến của người tiêu dùng. Khi khách hàng phàn nàn về chất lượng dịch vụ của công ty họ luôn lắng nghe và tìm kiếm giải pháp giải quyết phù hợp nhất vì vậy những cửa hàng của họ trở thành địa chỉ tin cậy của khách hàng. Vì vậy ta có thế thấy những giá trị, hiệu quả của kỹ năng lắng nghe đem lại là vô cùng to lớn như câu nói “lắng nghe là kim cương” đã khẳng định giá trị đó.

Những sai lầm thường mắc phải khi lắng nghe :

– Lười lắng nghe:  phần lớn chúng ta thích nói hơn là thích lắng nghe. Một người trung bình chỉ nhớ một nửa những gì đã nghe trong vòng mười phút nói chuyện và quên đi một nửa trong vòng bốn mươi tám tiếng đồng hồ. Chúng ta có khuynh hướng nhàm chán những chủ đề khô khan, không chú ý lắng nghe nếu người nói trình bày dở, thiếu sự tập trung khi nghe người khác nói (suy nghĩ lan man, lo ra)… Chính những phản xạ có điều kiện này sẽ giết chết cái tôi biết lắng nghe trong bạn.

– Thái độ lắng nghe thiếu tích cực: Thái độ này xuất phát từ sự ích kỷ, vị kỷ trong mỗi con người chúng ta. Những lúc này cái tôi của bạn quá lớn, bạn cứ cho rằng bạn là người biết tất cả rồi, những vấn đề của họ chẳng thấm vào đâu so với bạn nên không cần quan tâm đến vấn đề mà người khác đang nói hay tiêu cực hơn là bạn chỉ chăm chăm nghe để tìm lỗi sai của người nói để phản bác lại.

– Một rào cản phổ biến khác là lắng nghe có chọn lọc. Bạn đã có kinh nghiệm lắng nghe có chọn lọc nếu bạn đã từng ngồi họp và để cho tư tưởng của bạn suy nghĩ mông lung cho đến khi bạn nghe được một từ hoặc một cụm từ gây cho bạn chú ý trở lại. Một trong những vấn đề của việc nghe có chọn lọc là nó đọng lại trong tâm trí bạn không phải những gì người khác nói mà là những gì bạn nghĩ rằng người ta lẽ ra phải nói.

Xem thêm:Tại đây

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *