Phương pháp nghiên cứu định tính |
Phương pháp nghiên cứu định lượng |
1/ Đinh nghĩa : | |
– NCĐT là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học. | NCĐL là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. |
2/ Lý thuyết: | |
– NCĐT theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu. | NCĐL chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp NCĐL có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan |
3/ Phương hướng thực hiện: | |
a/ Phỏng vấn sâu :
– phỏng vấn không cấu trúc. – phỏng vấn bán cấu trúc. – phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống. b/ Thảo luận nhóm: – thảo luận tập trung. – thảo luận không chính thức. c/ Quan sát tham dự: |
a/ Nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến.
b/ nghiên cứu đồng đại chéo có nghĩa là thiết kế n/c trong đó các dữ liệu được thu thập trong cùng một thời điểm. vd : nghiên cứu việc học của con gái ở thành thị và nông thôn. c/ Nghiên cứu lịch đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian trong đó các dữ liệu được so sánh theo thời gian. d/ Nghiên cứu trường hợp là thiết kế nghiên cứu tập trung vào một trường hợp cụ thể. e/ Nghiên cứu so sánh là thiết kế n/c trong cùng một thời điểm hay qua nhiều thời điểm . |
4/ Cách chọn mẫu: | |
a/ chọn mẫu xác xuất :
– mẫu xác xuất ngẫu nhiên. – mẫu xác xuất chùm – mẫu hệ thống. – mẫu phân tầng. – mẫu cụm. |
a/ chọn mẫu xác xuất:
– mẫu ngẫu nhiên đơn giản. – chọn mẫu hệ thống. – chọn mẫu phân tầng. – chọn mẫu cụm. |
5/ Cách lập bảng hỏi: | |
– không theo thứ tự.
– câu hỏi mở. – câu hỏi dài. – câu hỏi gây tranh luận.
|
– theo thứ tự.
– câu hỏi đóng – mở. – câu hỏi được soạn sẵn. – câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích. – câu hỏi không gây tranh luận |
6/ Về ưu điểm: | |
– Vấn đề nghiên cứu sẽ được nhìn nhận dưới góc độ của người trong cuộc: Việc người nghiên cứu đóng vai trò quan trọng sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn những vấn đề mà phương pháp định lượng dễ bỏ qua. Nghiên cứu định tính sẽ chỉ giúp nghiên cứu được thái độ, hành vi của người nghiên cứu.
– Nghiên cứu định tính có tính linh hoạt rất cao vì không sử dụng một cấu trúc cố định – Giúp cho người nghiên cứu phát hiện được ra những thông tin hữu ích một cách nhanh chóng – Thời gian nghiên cứu, thời gian tiến hành một dự án nghiên cứu định tính thường khá ngắn, tiêu tốn ít chi phí |
– Tính khách quan khoa học: Phần dữ liệu định lượng sẽ được giải thích bằng việc phân tích thống kê vì thống kê sẽ dựa trên các nguyên tắc toán học, hợp lý nên các nghiên cứu định lượng hoàn toàn phù hợp để kiểm tra các giả thiết đã đặt ra.
– Nghiên cứu định tính cho độ tin cậy khá, tính đại diện khá cao nên các kết quả của phương pháp này sẽ khái quát lên được tổng thể mẫu. – Thời gian phân tích nhanh chóng: Hiện nay các phần mềm có chức năng xử lý lượng lớn dữ liệu một cách chính xác và cực nhanh chóng. Do vậy nó có thể hạn chế được mức thấp nhất những phần lỗi kỹ thuật có thể phát sinh do sự tác động của con người khi xử lý.
|
7/ Nhược điểm | |
– Do thời gian và chi phí thiết kế cho nghiên cứu định tính thường không thể thiết kế trên quy mô mẫu lớn. Như vậy rất khó áp dụng các tiêu chuẩn thông thường về độ tin cậy.
– Phân tích dữ liệu định tính tương đối khó khăn. Cần có kiến thức về lĩnh vực để có thể giải thích dữ liệu định tính. |
– Chỉ xem xét vấn đề dựa trên số lịêu không khám phá hết những nhân tố ảnh hưởng khác.
– Phương pháp định lượng chỉ chú trọng đến con số nhưng trong thực tế có nhiều vấn đề không được nghiên cứu mà phải dựa vào kết quả nghiên cứu đã được thực hiện, đôi khi xảy ra các sai số. |