Câu 9: Những thành công và hạn chế của VN khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU và giải pháp khắc phục (Liên hệ với một hoặc một nhóm mặt hàng cụ thể)
Thành công
-Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam vào EU tăng với tốc độ bình quân khá cao, trung bình gần 40%/năm. Giai đoạn 2000 – 2009, VN xuất khẩu sang EU 50,4 tỷ USD và nhập từ EU 26,1 tỷ USD. Năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 16,5 tỷ USD. Trong tháng 2/2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU đạt hơn 1,4 tỷ USD, tăng nhẹ 0,44% so với tháng 1/2012, tính chung 2 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2,6 tỷ USD, tăng 35,66% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung trong 2 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang EU đều tăng trưởng ở hầu hết các thị trường lớn, chỉ có 2 thị trường nhỏ là Slovenia và Síp là kim ngạch xuất khẩu giảm, giảm lần lượt là 40,41% và 75,13% so với cùng kỳ.
– VN đã phát huy được lợi thế so sánh của mình trong việc tập trung XK một số mặt hàng có thế mạnh vào thị trường các nước EU như: dệt may, giày dép, cà phê, chè, hải sản, thủ công mỹ nghệ.
SP điện tử, linh kiện
(85011010 – 85SSS999) |
2747784252 | 904184069 | +303,9% |
Giày dép
(64011010 – 64SSS999) |
957355888 | 918594509 | +4,22% |
Dệt may
(61011010 – 62SSS999) |
737363532 | 721872346 | +2,15% |
Cà phê các loại
(09011100 – 09019090) |
687767659 | 507606497 | +35,5% |
Gỗ & đồ gia dụng nội thất ( Mã 44 và Mã 94 ) | 467416889 | 471010318 | -0,67% |
Thuỷ hải sản
(03011010 – 03SSS999) |
347732273 | 367216210 | -5,31% |
Hàng CN nhẹ(đồ gia dụng) và TCMN (mã 45-60,65-70 và 63) | 256656167 | 252021025 | +1,84% |
– Việc khai thông thị trường EU đã đòi hỏi VN phải phát triển cơ sở vật chất và năng lực của một số ngành trong nông nghiệp, trong các lĩnh vực như: chế biến điều, rau quả, cao su, cà phê, thực phẩm… Riêng với ngành thủy sản đã làm chuyển biến đáng kể năng lực khai thác, nuôi trồng vào năng lực hậu cần, dịch vụ, làm chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế vùng biển.
– Số lượng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng, có sự chuyển hướng sang các mặt hàng chế biến.
– Sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam gia tăng, nhiều sản phẩm ‘ made in Việt Nam’ đã có tiếng nói nhất định trên thị trường EU.
– Đại bộ phận hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP
– góp phần không nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
– Nhờ đẩy mạnh XK hàng công nghiệp mà tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng nhanh, đặc biệt là sự thay đổi lớn trong cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ.
* Hạn chế:
– Quy mô xk còn nhỏ, tỷ trọng hàng Việt Nam trong tỷ trọng hàng NK cuae EU còn thấp.
– Xuất khẩu thông qua trung gian, người thứ 3, các doanh nghiệp chưa trực tiếp xuất khẩu sang EU, nên chưa tạo được thương hiệu.
– Chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kĩ thuật như SA8000, ISO 14000, ISO 4000
– Hàng hóa chủ yếu là hàng nông sản, giày da, may mặc có hàm lượng chất xám không cao, Hàng XK Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại và chất lượng chưa đạt độ đồng đều.
-Nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thi trương EU có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá
– Các DNVN còn non nớt trong kinh nghiệm thương trường, thậm chí còn bỡ ngỡ với thị trường châu Âu. Không nắm bắt được cơ hội, kém hiểu biết luật lệ của thị trường EU, thiếu thông tin, chưa biết tiếp cận thị trường, làm ăn tùy tiện, manh mún với một phong cách chưa phù hợp với truyền thống và tập quán kinh doanh của châu Âu.
– Môi trường đầu tư (Cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật) và môi trường thương mại (Cơ chế, chính sách và thủ tục xuất nhập khẩu) ở VN vẫn chưa thực sự thu hút và hấp dẫn mạnh mẽ các doanh nghiệp EU vào đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
– Quy mô xuất khẩu của Việt Nam sang EU còn quá nhỏ bé so với tiềm năng kinh tế của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu của EU.
– Cơ cấu hàng XK của VN sang thị trường EU chưa hợp lý: VN xuất sang EU nông sản, thủy hải sản chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô hoặc mới qua sơ chế và một số hàng công nghiệp nhẹ, hàng gia công.
– Hình thức XKHH của VN sang EU còn giản đơn: chủ yếu dưới hình thức xuất khẩu trực tiếp và qua trung gian, chưa gắn liền với các hình thức hợp tác kinh doanh khác, đặc biệt với đầu tư, liên doanh, liên kết và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Chính vì vậy mà các DNVN chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này.
* Giải pháp:
Giải pháp vĩ mô:
+ Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý:
– Dự báo và thông tin kịp thời cho các DN và người sản xuất trong nước biết thị trường cần gì trong năm nay và trong một vài năm tới.
– Đàm phán, ký kết các văn bản pháp lý với các nước thành viên EU.
– Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm tại thị trường EU qua đó tìm kiếm các đơn đặt hàng từ các đối tác trong EU. Tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác qua đó gia tăng tỷ trọng hàng hóa của Việt Nam.
– Giới thiệu cho các DN những nguồn thị trường hấp dẫn trong khối EU.
– Tổ chức DN tham gia hội chợ, triển lãm tại các nước thành viên EU.
– Tích cực tạo lập thông tin hai chiều
– Cần hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho XK. Rà soát lại văn bản để điều chỉnh các quy định không phù hợp với tinh thần Luật thương mại, Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp mới.
+ Tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu vào EU
– Thành lập thí điểm Quỹ xuất khẩu mậu dịch vào EU
– Sớm thành lập và phát triển Quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu và các loại quỹ tín dụng khác
+ Tăng lực đẩy cho xuất khẩu
+ Kêu gọi hỗ trợ tài chính từ các nước thành viên EU
+ Hợp tác với EU chống gian lận thương mại, giữ uy tín hàng hoá Việt Nam.
Giải pháp vi mô:
+ Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU cần nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về tiêu chuẩn bị thuật do phía EU đặt ra, Mặt khác do những tiêu chuẩn này Việt Nam cũng đã có nhưng chưa được áp dụng, vì vậy trong khâu quản lý Việt Nam cần phải áp dụng những tiêu chuẩn này, qua đó tạo thói quen cho các doanh nhiệp để dễ dàng áp dụng khi xuất khẩu hàng hóa sang EU
+ Đối phó với kiện chống phá giá, doanh nghiệp phải nỗ lực giải quyết, không thể trông chờ vào tác động thông qua con đường chính trị. Các doanh nghiệp khi bị khởi kiện chống bán phá giá phải liên kết lại với nhau từ đó xác định xem doanh nghiệp nào sẽ bị chọn là bị đơn bắt buộc, họ có tham gia vào vụ kiện một cách nghiêm túc để có thể có kết quả tốt có lợi cho họ và cho toàn cục hay không…, trên cơ sở đó đưa ra những bước đi thích hợp. Khi bị kiện, doanh nghiệp không nên hoảng, hãy kiên nhẫn tham khảo ý kiến luật sư, các chuyên gia của Hội đồng Tư vấn về phòng vệ thương mại của VCCI
+ Nâng cao trình độ người lao động cũng như môi trường làm việc
+ Các DNVN phải có chiến lược bài bản cho đầu tư và tìm hiểu đặc tính của thị trường EU đồng thời chọn được hướng đi đúng cho DN mình.
+ Các DN cần nghiên cứu lựa chọn phương thức thích hợp thâm nhập vào kênh phân phối trên thị trường EU. Trong thời gian tới, XK trực tiếp cần được xem là con đường chính thâm nhập vào thị trường EU.Bên cạnh đó có thể liên doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hoá là biện pháp tối ưu để các nhà sản xuất VN thâm nhập vào thị trường EU.
+ Các DNVN không ngừng tìm hiểu và thực hiện tốt các quy định, tiêu chuẩn, các rào cản kĩ thuật của EU, đồng thời xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng đẩy mạnh công suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm.