Phân tích các công cụ gián tiếp NHTW sử dụng điều hành chính sách tỷ giá.Liên hệ thực tiễn VN
Lãi suất chiết khấu
-Lãi suất chiết khâu là lãi suất mà NHTW đánh vào các khoản tiền cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này.Lãi suất tái chiết khâu là một công cụ của chính sách tiền tệ để điều chỉnh lượng cung tiền và nó có tác động đến tỷ giá hối đoái.Đây là một công cụ điển hình đạt được nhiều hiệu quả cao trong các công cụ tác động gián tiếp đế tỷ giá.
-Khi dự trữ tiền mặt giảm xuống gần bằng với tỷ lệ an toàn tối thiểu thì NHTM cần cân nhắc việc có nên tiếp tục cho khách hàng hay không và chi phí của các khoản cho vay đó khi nhu cầu rút tiền của các khách hàng cũ tắng cao đột biến (nếu xảy ra) như thế nào.
Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thì trường thì các NHTM sẽ tiếp tục cho vay cho đến khi tiền mặt dự trữ đạt đến tỷ là an toàn tối thiểu bởi vì nếu xảy ra trường hợp các ngân hàng này thiếu tiền thì chính họ sẽ đi vay của NHTW về để thanh toán lại cho khách hàng mà vẫn không bị lỗ.
Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường thì các NHTM sẽ không mại hiểm cho vay quá nhiều mà sẽ hạn chế lại các khoản tín dụng sao cho đảm bảo khả năng thanh toán.
NHTW có thể tăng lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường=>NHTM giảm cho vay=>cung tiền giảm=>tác động đến tỷ giá ; giảm lãi suất chiết khấu nhỏ hơn lãi suất thị trường=>NHTM tăng cho vay=>cung tiền tăng=>tác động đến tỷ giá.
-Khi NHTW tăng lãi suất chiết khấu thì mặt bằng lãi suất thị trường sẽ tăng hấpdẫn các luồng vốn ngoại tệ chạy vào làm nội lên giá và ngược lại.
-Tăng lãi suất chiết khấu ở tình hình Việt Nam là một biện pháp hiệu quả để giúp cho các ngân hàng có thể chủ động trên thị trường tránh việc dựa dẫm vào NHNN đồng thời giúp cho việc gom các khoản tiền dư thừa do dân cư đang nắm giữ để hạn chế lạm phát nếu có nguy cơ xảy ra.Ngoài ra thì lãi suất chiết khấu có thể được sử dụng để phát triển các khu vực, ngành kinh tế yếu kém khi cho các khu vực đó được hưởng lãi suất thấp.
-Cho đến hiện nay tại VN thì theo quyết định 316/TB-NHNN 25/08/2010 của thống đóc NHNN lãi suất chiết khấu là 6%.
Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM
Khi ngoại tệ khan hiếm trên thj trường ngoại hối,NHTW có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối w vốn huy động = ngoại tệ của các NHTM, làm CP sử dụng vốn ngoại tệ tăng,để kinh doanh có lãi buộc các NHTM hạ LS huy động ngoại tệ,KQ là nắm giữ ngoại tệ sẽ kém hấp dẫn hơn nội tệ,khiến những người có ngoại tệ bán đi lấy nội tệ,làm tăng cung ngoại tệ.
Ở VN vào cuối năm 2000,2001 khi ngoại tệ khan hiếm trên TT ngoại hối ( do các DN đầu cơ ngoại tệ k muốn bán) ,NHNN ban hành quyết định 496/2000/QĐ-NHNN,ngày 1/12/2000 tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc w tiền gửi k kỳ hạn và có kỳ hạn 12 tháng = USD từ 8=>12%.Sau đó quyết định 560/2001/QĐ-NHNN ngày 27/4/2001 tỷ lệ này tăng từ 12=>15%.khi TT ngoại tệ trở nên ổn định giống như quy định về tỷ lệ kết hối,tỷ lệ dữ trữ = USD cũng giảm xuống
Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ
Theo quyết định 02/2002/QĐ-NHNN ngày 02/01/2002 về việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi tối đa = USD của pháp nhân tại các tổ chức tín dụng :
Tiền gửi k kỳ hạn tối đa 0,10%/năm
Tiền gửi có kỳ hạn đến 6 tháng tối đa 0,5%/năm
Tiền gửi có kỳ hạn trên 6 tháng tối đa 1%/năm
Quy định trạng thái ngoại tệ đối w các NHTM ngoài mục đích chính phòng ngừa rủi ro tỷ giá còn có tác dụng hạn chế đầu cơ ngoại tệ,giảm áp lực lên tỷ giá khi cung cầu mất cân đối