CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TOÀN CẦU CỦA VINAMILK
Năm 1998, Vinamilk bắt đầu xuất khẩu những sản phẩm sữa bột đầu tiên vào khu vực Trung Đông, với thị trường chủ yếu là Iraq theo chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hợp Quốc. Đây là dấu mốc đánh dấu hoạt động đầu tiên trên thị trường thế giới của công ty. Từ đó đến nay, trải qua nhiều năm nỗ lực tìm kiếm thị trường, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hiện sản phẩm của Vinamilk đã được xuất khẩu đến 43 nước trên thế giới với hàng loạt sản phẩm đa dạng, như: sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa nước, sữa đậu nành, yogurt, nước trái cây, kem… Các sản phẩm của Vinamilk hiện có mặt tại hàng loạt các quốc gia, như: Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Australia… Ngoài ra, Công ty đang tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường sang châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ.
Năm 2010, sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép đầu tư ra nước ngoài, Vinamilk đã mua 19,3% cổ phần của Công ty Miraka Limited tại New Zealand. Đây có thể nói là dự án đầu tư nhà máy đầu tiên của Vinamilk ở thị trường thế giới.
Mua lại cổ phần của một công ty tại thị trường sẽ tấn công là một trong những chiến lược kinh doanh quốc tế kinh điển được Vinamilk áp dụng lúc bấy giờ. Bằng việc mua lại 19,3% giá trị cổ phần của Công ty Miraka và sẽ nâng vốn đầu tư lên nếu tình tình kinh doanh ổn định. Một trong những lý do Miraka được Vinamilk chọn lựa đó là vì nhà máy chế biến sữa bột này đặt tại trung tâm đảo Băc – New Zealand – nơi có vùng nguyên liệu chất lượng cao nổi tiếng toàn thế giới.
Mục tiêu ban đầu của Vinamilk khi đầu tư tại thị trường này không phải doanh thu và lợi nhuận. Thế nhưng, về thương hiệu và vị thế của doanh nghiệp của Vinamilk đã được nâng một tầng mới, mở đường cho một doanh nghiệp đến với nguồn vốn đầu tư ngoại. Và điều này đã chứng minh qua việc Vianmilk lọt vào bảng xếp hạng của Forbes với các thứ bậc cao cho cả doanh nghiệp và ban lãnh đạo Vinamilk. Chính những động thái đầu tư trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinamilk đã đưa thương hiệu này trở thành “hiện tượng” bùng nổ kinh doanh trong giai đoan khủng hoảng thời điểm đó.
Vinamilk đã có những bước đi đúng đắn từ ban đầu, làm thương hiệu ngay tại “vựa” nguyên liệu sữa của toàn thế giới để định vị sản phẩm chất lượng ngay từ ban đầu. Thương vụ 90 triệu đô tại New Zealand được tính toán kỹ lưỡng, trở thành cú “hit” đầu tư quốc tế đầu tiên của Vinamilk.
Đến tháng 5/2013, với những thành công đầu tiên làm bước đệm cho chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinamilk, thương hiệu này đã tiến hành bước tiếp theo – lựa chọn đại diện thương mại của Vinamilk tại Mỹ với cái tên Driftwood chuyên sản xuất các sản phẩm như bơ, nước ép, kem và bánh mỳ.
Mỹ được coi là thị trường tiêu thụ và tăng trưởng bậc nhất thế giới với 314 triệu dân, là thị trường tiêu thụ sữa cao cấp nhưng không quá khắt khe, khó tính. Bước đi từ “vựa” nguyên liệu đến thị trường sữa tại Mỹ không hề gây bất ngờ với những nhà hoạch định chiến lược.
Tại thị trường Mỹ, Vinamilk chọn kênh phân phối key account và kênh siêu thị với hình thức kênh ngắn để tiết kiệm chi phí, phân phối trực tiếp vào các trường học, khách sạn, bệnh viện, siêu thị, nhà hàng,…
Chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinamilk giờ đây đã cụ thể hơn: Sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tạo thành chuỗi khép kín cung ứng “thượng nguồn” đến tay người tiêu dùng.
Các bạn có thể tham khảo thêm một số nội dung như sau:
MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG CỦA VINAMILK, CHIẾN LƯỢC NHÂN LỰC, CHIẾN LƯỢC MARKETING
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TOÀN CẦU CỦA VINAMILK
Phân tích Chiến lược “tập trung theo khác biệt hóa” của Vinamilk
Phân tích Chiến lược “khác biệt hóa” của Vinamilk
Chiến lược “Chi phí thấp” của Vinamilk
Chiến lược phát triển của Vinamilk
Phân tích môi trường ngành và đánh giá điểm mạnh, yếu của Vinamilk
Phân tích môi trường vĩ mô và rút ra những cơ hội, thách thức của Vinamilk
Phân tích 5 lợi thế cạnh tranh của Vinamilk