Câu hỏi: Phân tích lợi thế của Hoa Kỳ trong thu hút FDI và mục tiêu, nội dung chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ?
- Lợi thế của HK trong thu hút FDI:
– Khả năng tích lũy vốn lớn: đảm bảo tài chính không bị quá lệ thuộc vào nguồn vốn FDI từ nước ngoài, dự án được tiến hành theo đúng tiến độ
– Đảm bảo tính khả thi về vốn đầu tư
– Trình độ quản lý, trình độ nguồn nhân lực cao
– Cơ sở hạ tầng phát triển, công nghệ hiện đại tương xứng với nguồn vốn đầu tư
– Môi trường luật pháp, chính sách có tính đồng bộ với thông lệ quốc tế.
- Mục tiêu của CS thu hút ĐTTTNN:
Để chính sách thu hút đầu tư nước ngoài FDI đạt được thực hiện một cách hiệu quả và lâu dài, Chính phủ Hoa Kỳ đã đề ra những mục tiêu cụ thể, như sau:
– Tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các nước trên thế giới để mở rộng quy mô sxkd
– Để năng động hóa nền kinh tế
– Để tiếp thu trình độ công nghệ hiện đại của các nước trên thế giới đặc biệt là các ngành KH ít có tiềm năng phát triển.
- Nội dung thu hút FDI vào HK:
Chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra những nội dung trọng điểm trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài để tạo được hiệu quả sử dụng vốn FDI cao nhất, đó là:
- Tập trung vào đầu tư dài hạn, tức là cơ sở tạo ra việc làm ổn định và tăng trưởng.
- Cải thiện tiếp cận thị trường và cung cấp các cho các nhà đầu tư nước ngoài (cả trước và sau khi đầu tư) được đối xử như những nhà đầu tư trong nước.
- Thúc đẩy tính minh bạch bằng cách làm rõ khung pháp lý.
- Đảm bảo rằng các quốc gia và các tiểu bang giữ lại đầy đủ quyền để điều chỉnh các khu vực trong nước.
- Giải phóng dòng chảy của các khoản thanh toán và các phong trào liên quan đến vốn đầu tư, trong khi vẫn giữ khả năng để có biện pháp tự vệ trong trường hợp đặc biệt.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư liên quan đến tự nhiên, môi trường.
Quy định về hình thức đầu tư
+ Cấp giấy phép sử dụng bản quyền: đây là hình thức nhà ĐTNN cung cấp bản quyền, giấy phép cho các đối tác Mỹ sử dụng bản quyền về CN, bí quyết sản xuất, thương hiệu sản phẩm trong khoảng thời gian thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Cty liên doanh là hình thức đầu tư trong đó nhà ĐTNN và Cty của Mỹ tham gia góp vốn để thành lập Cty với tư cách là pháp nhân. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên được xác định trên cơ sở góp vốn.
+ Chi nhánh sở hữu hoàn toàn: là hình thức các cty đa QG thành lập chi nhánh tại Mỹ trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà ĐTNN chiếm từ 95% trở lên.
+ Đại lý đặc quyền: trong đó các cty Mỹ cho phép nhà ĐTNN có đặc quyền sử dụng thương hiệu, bản quyền CN, bí quyết sản xuất và khai thác thị trường.
+ Mua cổ phần chi phối: là hình thức nhà ĐTNN mua cổ phần của các cty Mỹ đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định của luật pháp (20-30%), đầu tư qua thị trường chứng khoán.
+ Đầu tư vào thị trường chứng khoán HK: với tỷ lệ vốn đầu tư đạt từ 15 – 25%.
Quy định về lĩnh vực đầu tư:
+ CN chế tạo: Nhằm cung cấp yếu tố đầu vào công nghệ cao phục vụ SXKD trong nước
+ CN lắp ráp (điện tử, điện lạnh, công nghiệp ô tô) Nhằm nâng cao khả năng sx của HK, phục vụ tiêu dùng trong nước.
+ CN thực phẩm: Nhằm tận dụng nguyên liệu, nguồn vốn
+ Ngân hàng và tài chính: Đảm bảo nhu cầu tài chính cho hoạt động sxkd; hạn chế tối thiểu khả năng xảy ra khủng hoảng…
- Các ngành nghề, lĩnh vực có lợi thế thu hút FDI ở HK: ngành công nghiệp lắp ráp, công nghiệp chế biến, tư vấn kinh doanh, ngân hàng tài chính.
Nguồn vốn FDI đổ vào Hoa Kì:
Năm | FDI vào HK(triệu USD) | Tỉ lệ FDI trong GDP (%) |
2009 | 150,443 | 1.1 |
2010 | 205,831 | 1.4 |
2011 | 233,988 | 1.6 |