Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, Cho ví dụ minh họa
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
– vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức. vật chất là cái có trước, nó quyết định sinh ra và quyết định ý thức vì:
+ Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất: bộ não, cơ quan phản ánh thế giới xung quanh, sự tác động của thế giới xung quanh vào bộ não người, tao thành nguồn gốc tự nhiên
– lao động và ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) trong hoạt động thực tiễn cũng với nguồn gốc tự nhiên, quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức.
mặt khác ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. vật chất là đối tượng, khách thể của ý thức, nó quy định nội dung, hình thức, khả năng và quá trinh vận động của ý thức.
– Sự tác động trở lại của ý thức:
+ ý thức do vật chất sinh ra và quy định, nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối của nó. Hơn nữa, sự phản ánh của ý thức với vật chất là sự phản ánh tinh thần, phản ánh sáng tạo và chủ động chứ không phải máy móc, nguyên si của thế giới vật chất, vì vậy nó có tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
+ Dựa trên ý thức về quy luật khách quan, con người đề ra mục tiêu, phương hướng, xác định phương pháp, dùng ý chí thực hiện mục tiêu ấy. Vì thế ý thức tác động đến nhận thức thông qua 2 hướng chủ yếu.
=> Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan thì sẽ thúc đẩy tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của thế giới vật chất. NGược lại nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực, sẽ làm cho hoạt động của con người không phù hợp với quy luật khách quan, do đó sẽ kìm hãm sự phát triển của vật chất. Tuy nhiên sự kìm hãm này chỉ là tạm thời, ko bất biến
VD: Tập tục bó chân với quan niệm cổ hủ đã làm cho nhiều bé gái bị hoại tử cũng như chết chỉ vì hủ tục.
Tuy vậy sự tác động của ý thức với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ không thể sinh và tiêu diệt quy luật hoạt động của vật chất được. Suy cho cùng ở mức độ nào, nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất.
Biểu hiện của quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là quan hệ giữa sự tồn tại xã hội và ý thức xã hội. trong đó quan hệ xã hội quyết định ý thức xã hội, đồng thời ý thức xã hội có sự độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội
Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để nghiên cứu, xem xét các mối quan hệ khác như: Lý luận và thực tế, khách thể và chủ thể, vấn đề tâm lý,.