Phân tích môi trường ngành và đánh giá điểm mạnh, yếu của Vinamilk

Please follow and like us:

Phân tích môi trường ngành và đánh giá điểm mạnh, yếu của Vinamilk

 Phân tích môi trường ngành

            Cuộc cạnh tranh của các hãng sữa là cuộc chiến trên các dòng sản phẩm sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng và sữa hoàn nguyên (sữa được pha ra từ bột). Hơn 70% số lượng sữa nước trên thị trường ở Việt Nam là sữa hoàn nguyên, phần còn lại là sữa tươi từ các vùng nguyên liệu của các công ty trong nước.

Cơ cấu cạnh tranh của ngành

            Hiện nay, Việt Nam có khoảng 54 công ty sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sữa, chưa kể có hàng trăm tổng đại lí phân phối sữa, trong đó, 70% thị trường vẫn phụ thuộc vào nguồn sữa ngoại.  Trong đó thị trường sữa nước là thị trường sữa doannh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh, phần lớn thị trường sữa bột vẫn bị chi phối bởi sữa nhập ngoại như: Abbott, Mead Johnson, Nestle,…

            Thị trường sữa nước có giá trị khoảng 1 tỷ USD. Nếu cách đây vài năm chỉ một vài tên tuổi như Vinamilk hay Dutch Lady chiếm lĩnh hầu hết thị trường thì nay hàng chục thương hiệu từ Vinamilk, Dutch Lady, TH True Milk, Mộc Châu, Ba Vì, Dalatmilk, Lothamilk, Vixumilk, Nutifood, Hanoi milk gia nhập với mức giá chênh lệch không nhiều.

            Như vậy, có thể coi, Friesland Campina là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vinamilk trong thị trường nội địa. Tuy vậy Vinamilk và Friesland Campina không đủ sức chi phối ngành, nà ngày càng chịu nhiều tác động của các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời chúng ta thấy được mức độ cạnh tranh khốc liệt của ngành

 Tình trạng cầu của nghành

            Việt Nam được đánh giá là thị trường tiêu thụ sữa tiềm năng. Điều này là bởi Việt Nam là một quốc gia đông dân, cơ cấu dân số trẻ với mức tăng dân số cao khoảng 1,2%/năm, tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14,2%/năm. Những yếu tố này kết hợp với xu thế cải thiện thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao.

            Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam năm 2013 là xấp xỉ 1,1 tỷ USD, tăng hơn 130% so với năm 2012. Theo số liệu mới nhất, 4 tháng đầu năm nay, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam là hơn 362,2 triệu USD.

            Năm 2017 thị trường sữa nước đạt đến quy mô 34.000 tỷ đồng, thị trường sữa bột là 48.000 tỷ đồng.

            Đây là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp sữa Việt Nam và Vinamilk trong việc mở rộng thị phần.

 Các rào cản rút lui

Các rào cản rút lui

            + Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư :chi phí đầu tư ban đầu của ngành sữa rất cao,do đó, khi một công ty muốn rút khỏi thị trường sữa thì sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư như máy móc, thiết bị,….

+ Ràng buộc với người lao động :

+ Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder) :

+ Các ràng buộc chiến lược, kếhoạch:

 Đánh giá tương quan thế lực của Vinamilk và các đối thủ

            Hiện các doanh nghiệp nội đang ra sức tăng thị phần trong bối cảnh nguồn nguyên liệu sản xuất vẫn phụ thuộc lớn từ bên ngoài. Do đó, việc đầu tư và đưa vào hoạt động “siêu nhà máy sữa bột” tại Bình Dương của Vinamilk đã thật sự tạo một bước ngoặt mới cho ngành công nghiệp sữa Việt Nam, đặc biệt là phân khúc sữa bột trẻ em.

            Vinamilk hiện nắm thị phần tương đối và một số mặt hàng ở thế áp đảo như sữa chua, sữa đặc có đường, nhưng ở một số phân khúc như sữa tươi và sữa bột cũng còn hạn chế. Cụ thể, Vinamilk chiếm 75% thị phần sữa đặc có đường, 90% thị phần sữa chua, 50% thị phần sữa tươi và khoảng 25 – 30% thị phần sữa bột của Việt Nam

            Về tính cạnh tranh, giá cả có thể coi là điểm mạnh của Vinamilk so với các sản phẩm của các đối thủ trong nước và ngoại nhập.

            Điểm yếu của Vinamilk nắm ở vấn đề marketing (theo ông Trần Bảo Minh- phó tổng giám đốc Vinamilk). Vinamilk chưa tạo được thông điệp hiệu quả đến người tiêu dùng. Điều này gây bất lợi rất nhiều đến sự phát triển của Vinamilk so với những đối thủ cạnh tranh như TH true milk ,…

Tên đối thủ Điểm mạnh Điểm yếu
Dutch Lady a.      Thương hiệu mạnh, có uy tín

b.      Hiểu được văn hóa tiêu dùng

c.      Công nghệ sản xuất hiện đại

d.      Chất lượng sản phẩm cao

e.      Hệ thống phân phối rộng khắp

f.       Hệ thống chăm sóc KH tốt

g.      Giá hợp lý, sản phẩm đa dạng

a.      Chưa tự chủ và quản lí được chất lượng nguồn nguyên liệu

b.      Chất lượng chưa ổn định

c.      Tự tạo rào cản với các hộ nuôi bò sữa

d.      Chưa có thị phần lớn tại phân khúc bột

Các công ty sữa trong nước

(TH, Ba Vì, Hanoimilk)

a.      Hiểu văn hóa tiêu dùng người dân

b.      Công nghệ sản xuất khá hiện đại

c.      Chất lượng sản phẩm cao

d.      Giá cả hợp lý

a.      Chưa tạo thương hiệu mạnh

b.      Sản phẩm chưa đa dạng

c.      Thiếu kinh nghiệm quản lý

d.      Tầm nhìn còn hạn chế

e.      Chưa tự chủ nguồn nguyên liệu

f.       Hệ thống phân phối  hạn chế

Các công ty sữa nước ngoài(Nestle. Abbout …..) a.      Thương hiệu mạnh

b.      Chất lương sản phẩm tốt

c.      Có nguồn vốn mạnh

d.      Sản phẩm đa dạng

e.      Kênh phân phối lớn

f.       Công nghệ sản xuất hiện đại

g.      Công nhân có tay nghề cao

 

a.      Chưa hiểu rõ thị trường mới

b.      Chưa vượt qua được rào cản văn hóa chính trị

c.      Giá cả cao

d.      Tất cả các sản phẩm phải nhập khẩu

Tương quan thế lực giữa Vinamilk  và các đối thủ cạnh tranh

            Sự trung thành nhãn hiệu chỉ sự ưa thích mà người mua dành cho sản phẩm của các công ty trong ngành sữa VINAMILK hiện tại:

            – Hệ thống khách hàng: Ngành sữa có một hệ thống khách hàng đa dạng đây là một vấn đề tác động tới một cách khách quan không chỉ là nỗi lo của công ty tham gia vào ngành lâu năm mà còn là khó khăn cho ngành mới gia nhập.

            – Ở vùng nông thôn: Không ít nhóm người tiêu dùng phản ánh rằng khi đi mua sữa ở các đại lý, họ thường nhờ sự tư vấn của người bán hàng mà nhũng người bán hàng thì chỉ am hiểu những mặt hàng sữa được ưa chuộng, vậy nên khi tư vấn cho khách hàng thì lần sau khách hàng tiếp tục dùng lại những loại đó mà không quan tâm mấy tới độ dinh dưỡng và chất lượng.

            – Ở vùng thành phố: nhìn chung tại thị trường này hầu hết người tiêu dùng có thu nhập cao, có hiểu biết do vậy họ có những quan niệm là tiêu dùng sản phẩm mà chất lượng cao, thương hiệu nổi tiếng hơn và tỉ trọng tiêu dùng sữa ngoại lớn như XO, duxmex …

            – Việc tạo lập thương hiệu trong ngành sữa cũng rất khó khăn do phải khẳng định được chất lượng sản phẩm cũng như cạnh tranh các công ty lớn .

            – Đối với một số khách hàng của ngành sự trung thành của họ đối với các nhãn hiệu của ngành có thể là một sự trung thành mù quáng như xung quanh mình nghe việc tiêu dùng sữa nào tốt là họ rủ nhau tiêu dùng một loại duy nhất

=>Từ phân tích đó, ta có thể thấy đối thủ tiềm năng của vinamilk gồm có Các công ty chuyên sản xuất các sản phẩm thay thế như bột ngũ cốc, thực phẩm chức năng như IMC,DOMESCO, BIBICA nhưng tiềm năng chưa mạnh, chưa đủ sức cạnh tranh với sản phẩm sữa, nhưng có thể đây cũng là một trong những đối thủ mạnh trong tương lai

 Sức ép từ nhà cung ứng

Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp nguyên liệu sữa trong nước hạn chế. Xét về quy mô ngành chăn nuôi bò sữa, 95% số bò sữa được nuôi tại các hộ gia đình, chỉ 5% được nuôi tại các trại chuyên biệt với qui mô từ 100-200 con trở lên (VEN, 2009). Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát, dẫn đến việc không đảm bảo số lượng và chất lượng và làm giảm khả năng thương lượng của các nhà cung cấp trong nước. Việc thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao…khiến người nông dân nuôi bò sữa rất bất lợi. Do đó, các công ty sữa trong nước nắm thế chủ động trong việc thương lượng giá thu mua sữa trong nước.

 Phụ thuộc nhiều vào diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nước ngoài. Do hơn 70% đầu vào là nhập khẩu, giá sữa bột thế giới sẽ gây áp lực lên ngành sản xuất sữa Việt Nam. Trong thời gian tới, giá sữa bột có xu hướng tăng. Đồng thời, nguồn cung từ các nước xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam như New Zealand, Úc… tăng nhẹ trong khi cầu nhập khẩu từ các nước châu Á tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc. Do đó, việc kiểm soát được các hợp đồng mua sữa bột, cả về số lượng và chất lượng là rất quan trọng đến năng lực cạnh tranh của các công ty. Tuy nhiên, với diễn biến giá sữa khó nắm bắt như những năm gần đây, các nhà sản xuất trong nước vẫn ở trong thế bị động khi phán ứng với diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Sản phẩm thay thế

Áp lực về sản phẩm mới trong ngành này là không nhiều, do đặc thù của sữa là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, sẽ có sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong ngành về thị phần, ví dự như sữa đậu nành hay các sản phẩm đồ uống ngũ cốc, ca cao… có thể làm giảm thị phần của các sản phẩm sữa nước

Áp lực từ khách hàng

Các khách hàng cuối cùng, có khả năng gây áp lực lớn cho các công ty về chất lượng của sản phẩm.Hiện tại các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau, và yếu tố giá cả không phải là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm sữa. Các công ty phải cạnh tranh với nhau bằng chấtlượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh thương hiệu… rồi mới đến cạnh tranh bằng giá cả;

Các khách hàng trực tiếp là các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các trung tâm dinh dưỡng…có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các công ty sữa trong nước và các đại lý độc quyền của các hãng sữa nước ngoài phải cạnh tranh để có được những điểm phân phối chiến lược, chủ yếu thông qua chiết khấu và hoa hồng cho đại lý bán lẻ. Các điểm phân phối như trung tâm dinh dưỡng, bệnh viện, nhàthuốc…có thể giành được sức mạnh đáng kể trước các hãng sữa, vì họ có thể tác động đến quyết định mua sản phẩm sữa nào của các khách hàng mua lẻ cuối cùng thông qua tư vấn, giới thiệu sản phẩm.

Các bạn có thể tham khảo thêm một số nội dung như sau:

MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG CỦA VINAMILK, CHIẾN LƯỢC NHÂN LỰC, CHIẾN LƯỢC MARKETING

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TOÀN CẦU CỦA VINAMILK

Phân tích Chiến lược “tập trung theo khác biệt hóa” của Vinamilk

Phân tích Chiến lược “khác biệt hóa” của Vinamilk

Chiến lược “Chi phí thấp” của Vinamilk

Chiến lược phát triển của Vinamilk

Phân tích môi trường ngành và đánh giá điểm mạnh, yếu của Vinamilk

Phân tích môi trường vĩ mô và rút ra những cơ hội, thách thức của Vinamilk

Phân tích 5 lợi thế cạnh tranh của Vinamilk

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *