Phân tích nguyên tắc quyền miễn trừ của QG?

Please follow and like us:

Đáp án mang tính chất tham khảo.

Xem thêm: Tại đây
* Khái niệm
Miễn trừ tư pháp của quốc gia được hiểu là quốc gia không bị mang ra xét xử tại tòa án; không bị áp dụng các biện pháp bảo đảm sơ bộ: không bịu áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án; tài sản của quốc gia là bất khả xâm phạm nếu như không có sự đồng ý của quốc gia đó.

Quyền miễn trừ của quốc gia là tổng hợp các quy định và các nguyên tắc pháp lý mà trên cơ sở đó quốc gia và các cơ quan của quốc gia không phải tuân theo thẩm quyền tài phán của quốc gia nước ngoài. Quyền miễn trừ quốc gia là một trong những nguyên tắc lâu đời trong quan hệ quốc tế, được xem như hàng rào bảo vệ cho quốc gia tại cơ quan tài phán của quốc gia nước ngoài.

Quyền miễn trừ quốc gia là đặc quyền của quốc gia khi tham gia vào các quanheej dân sự có yếu tố nước ngoài ,theo đóquốc gia sẽ không chịu sự tài phán của cơ quan tư pháp mà chủ yếu là tòa án quốc gia của quốc gia khác.

Mục đích chính của quyền miễn trừ quốc gia là nhằm đảm bảo các quốc gia có thể thực hiện một cách thuận lợi các chức năng đối ngoại và đối nội của mình thông qua việc đảm bảo cho quốc gia không phải tham gia vào các thủ tục tố tụng tại quốc gia nước ngoài.

Như vậy, quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế có thể được hiểu là quyền đặc biệt của quốc gia – chủ thể có thuộc tính chính trị pháp lý là chủ quyền – khi tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài với các thể nhân, cơ quan, tổ chức, theo đó, quốc gia sẽ không chịu sự tài phán của các cơ quan tư pháp của quốc gia khác (mà chủ yếu là tòa án quốc gia) trong quá trình giải quyết vụ việc phát sinh từ quan hệ có yếu tố nước ngoài trên nếu không được sự chấp thuận của quốc gia.

Chủ quyền quốc gia và nguyên tắc “bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia” – một nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại – chính là cơ sở của quyền miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp quốc tế.
* Các quan điểm khác nhau về quyền miễn trừ của quốc gia
Quyền miễn trừ tư pháp quốc gia khi tham gia vào quan hệ dân sự quốc tế đã được thừa nhận trong pháp luật quốc tế (các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế) và pháp luật hầu hết các nước. Tuy nhiên, pháp luật của các nước lại có những quan điểm khác nhau về mức độ hưởng quyền này của quốc gia. Về cơ bản có hai quan điểm chính về vấn đề này:

Quyền miễn trừ tư pháp quốc gia là tuyệt đối, nghĩa là quốc gia phải được hưởng quyền này trong tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự mà quốc gia tham gia và trong bất kỳ trường hợp nào. Những người theo quan điểm này xuất phát từ chủ quyền quốc gia là tuyệt đối và bất khả xâm phạm, bất kỳ chủ thể nào cũng không có quyền vượt lên trên chủ quyền quốc gia. Thậm chí, quyền miễn trừ này còn được mở rộng cho người đứng đầu của quốc gia khi tham gia vào các mối quan hệ với tư cách người đứng đầu quốc gia hay tư cách cá nhân. Cần nhận thức rõ vấn đề ở đây, khi thừa nhận quyền miễn trừ của quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế là tuyệt đối thì điều này có nghĩa là quốc gia sẽ được hưởng quyền miễn trừ trong tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự quốc tế và trong tất cả các trường hợp mà quốc gia tham gia với tư cách là một bên chủ thể trong quan hệ dân sự quốc tế. Việc quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ tuyệt đối của mình phải được thể hiện rõ rang bằng các quy định trong hợp đồng, trong pháp luật quốc gia, trong điều ước quốc tế mà quốc gia kí kết hoặc tham gia, bằng con đường ngoại giao.

Quyền miễn trừ tư pháp quốc gia là tương đối (miễn trừ chức năng), do các học giả của các nước theo chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa khởi xướng và xây dựng nhằm loại trừ khả năng hưởng quyền miễn trừ của các công ty thuộc sở hữu nhà nước của các nước theo chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa khi tham gia vào các quan hệ kinh tế thương mại quốc tế. Học thuyết này nhanh chóng được các nước khác ủng hộ và cụ thể hóa vào các đạo luật quốc gia. Theo học thuyết này, quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế sẽ được hưởng quyền miễn trừ về tài phán và quyền miễn trừ về tài sản trong tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự. Tuy nhiên, có những trường hợp quốc gia sẽ không được hưởng quyền này mà phải tham gia với tư cách một chủ thể dân sự như các chủ thể thông thường khác. Như vậy, Thuyết quyền miễn trừ tương đối chấp nhận cho quốc gia được hưởng quyền miễn trừ trong tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự mà quốc gia tham gia, nhưng lại hạn chế những trường hợp mà quốc gia sẽ không được hưởng quyền miễn trừ.
Về cơ bản, phần lớn các quốc gia đều thừa nhận quyền miễn trừ của quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận phạm vi của quyền miễn trừ của quốc gia ở các quốc gia là khác nhau. Thực tiễn trên cho thấy, Thuyết quyền miễn trừ tương đối của quốc gia đang có phạm vi ảnh hưởng ngày càng rộng và ngày càng có nhiều quốc gia chấp nhận. Đây cũng là một xu thế phát triển của TPQT hiện đại.

Có thể nhận thấy, học thuyết miễn trừ tương đối không hoàn toàn mâu thuẫn với học thuyết miễn trừ tuyệt đối, mà nó chính là sự phát triển của học thuyết miễn trừ tuyệt đối, giúp hoàn thiện những điểm bất cập mà học thuyết miễn trừ tuyệt đối đã bộc lộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Học thuyết miễn trừ tương đối vẫn mang trong mình những nội dung của học thuyết miễn trừ tuyệt đối – hình thành trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *