Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về “Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền”?

Please follow and like us:

Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về “Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền”?

* Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành đảng cầm quyền

– Hồ Chí Minh đã sớm xác định độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.

– Để thực hiện lý tưởng cao cả đó, Người tích cực chuẩn bị cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức và sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam – nhân tố quyết định hàng đầu mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam:

+ Công-nông là gốc của cách mạng, nhưng “trước hết phải làm cho dân giác ngộ”. Dân phải được tổ chức, “trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi”.

+ Để Đảng thống nhất về tư tưởng và hành động, Người chọn chủ nghĩa Mác-Lênin làm nòng cốt của Đảng.

+ Cách mạng Việt Nam muốn thành công phải đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin.

– Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cách mạng chân chính, mang bản chất giai cấp công nhân. Đảng không bao giờ hy sinh lợi ích của công-nông cho bất kỳ giai cấp nào khác. Đảng tận tâm, tận lực, phụng sự, trung thành với lợi ích của dân tộc Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam được sự tổ chức, rèn luyện, giáo dục của Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, đã lãnh đạo toàn dân tộc chiến đấu oanh liệt, giành được chính quyền, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đó cũng là thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền.

* Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền

Đảng cầm quyền là khái niệm dùng trong khoa học chính trị, chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành, quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp đó.

Cụm từ “Đảng cầm quyền” được Hồ Chí Minh sử dụng trong bản Di chúc của Người. Theo Người, Đảng cầm quyền là Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân giành được quyền lực nhà nước và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

– Khi chưa có chính quyền: Đảng lãnh đạo nhân dân và dân tộc lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến để thiết lập chính quyền nhân dân. Thời kỳ này, phương thức lãnh đạo, công tác chủ yếu của Đảng là giáo dục, thuyết phục, vận động tổ chức quần chúng, đưa quần chúng vào đấu tranh giành chính quyền.

– Khi có chính quyền, một vấn đề mới cực kì to lớn, cũng là thử thách hết sức nặng nề của Đảng là người đảng viên cộng sản ko được lãng quên nhiệm vụ, mục đích của mình, là phải toàn tâm , toàn ý phục vụ nhân dân, trên thực tế đã có một số cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất trở thành “quan cách mạng”.Với chủ tịch HCM “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc” là bản chất của CNXH. Đó là điểm xuất phát để xây dựng Đảng ta xứng đáng với danh hiệu “Đảng cầm quyền”.

+ Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền

Theo Hồ Chí Minh, Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ Quốc, của nhân dân: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đó là mục tiêu, lý tưởng cao cả không bao giờ thay đổi trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

“Người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ Quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới”.

+ Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân.

Quan điểm này của HCM về Đảng cầm quyền là sự vận dụng, phát triển hết sức sáng tạo lý luận Mác-Lênin về đảng vô sản kiểu mới.

“Đảng lãnh đạo”: tức là Đảng là tổ chức lãnh đạo duy nhất đối với toàn bộ xã hội. Đối tượng lãnh đạo của Đảng là toàn thể nhân dân Việt Nam nhằm đưa lại độc lập cho dân tộc, hạnh phúc ấm no cho nhân dân. Muốn vậy Đảng phải có tư cách, phẩm chất, năng lực cần thiết.

Đảng lãnh đạo nhân dân bằng cách tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, giác ngộ quần chúng, “phải đi theo đường lối quần chúng, không được quan liêu, mệnh lệnh và gò ép nhân dân”. Đồng thời, Đảng phải tập hợp, đoàn kết nhân dân thành một khối thống nhất, bày cách cho dân và hướng dẫn họ hành động.

Đảng phải sâu sát, gắn bó mật thiết với nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân và phải chịu sự kiểm soát của nhân dân, bởi “sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”. Đảng phải thực hành triệt để dân chủ, mà trước hết dân chủ trong nội bộ Đảng, để phát huy được mọi khả năng trí tuệ sáng tạo của quần chúng, lãnh đạo nhưng phải chống bao biện, làm thay, phải thông qua chính quyền nhà nước “của dân, do dân, vì dân” để Đảng thực hiện quyền lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội.Do đó, Đảng phải lãnh đạo nhà nước một cách toàn diện, luôn luôn đảm bảo cho Nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh,thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân.

“Đảng là đầy tớ thật trung thành của nhân dân”

“Đầy tớ” không có nghĩa là tôi tớ, tôi đòi hay theo đuôi quần chúng mà là “tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân nhằm đem lại các quyền và lợi ích cho nhân dân”. “Việc gì có lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được. Việc gì hại cho dân, thì phải hết sức tránh”.Mỗi cán bộ, đảng viên đều là “công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”.

Là đầy tớ của nhân dân, theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tu dưỡng đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ; phải tích cực tuyên truyền vận động quần chúng đi theo Đảng, đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.

Như vậy, “lãnh đạo” và “đầy tớ” là hai khái niệm được Hồ Chí Minh sử dụng trong mối quan hệ biện chứng với nhau vì cùng chung một mục đích là: vì dân. Làm tốt cả hai vai trò này là cơ sở đảm bảo uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng.

+ Đảng cầm quyền, dân là chủ.

Vấn đề cơ bản nhất của một cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Theo Các Mác, đó mới là cánh cửa vào xã hội mới chứ chưa phải là xã hội mới.Vì vậy, vấn đề quan trọng là chính quyền thuộc về tay ai.

Theo Hồ Chí Minh, cách mạng triệt để phải là quyền lực thuộc về nhân dân. Người nói: “Cách mạng rồi thì giao quyền cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một số ít người”.

Theo Người, quyền lực thuộc về nhân dân là bản chất, nguyên tắc của chế độ mới, xa rời nguyên tắc này Đảng sẽ trở nên đối lập với nhân dân. Dân là chủ, Đảng lãnh đạo, Đảng phải lấy “dân làm gốc”. Đồng thời, dân muốn làm chủ thực sự cũng phải tích cực tham gia xây dựng chính quyền, làm tròn nghĩa vụ và quyền hạn của mình.

Với tư tưởng nhân văn cao cả về mối quan hệ biện chứng giữa Đảng và dân, HCM luôn suy tư, trăn trở để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện nguyên tắc dân làm chủ, dân làm gốc. Theo Người, cơ chế ấy chỉ có thể trở thành hiện thực, ko bị vi phạm khi cán bộ, đảng viên còn là người đầy tớ trung thành của nhân dân.

Xem thêm: Các câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh

 

 

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *