Phân tích quan điểm Khách quan trong nhận thức
Quan điểm khách quan trong nhân thức thế hiện:
➢ Mục tiêu, phương thức hoạt động của con người đều phải xuất phát từ những điều kiện, hoàn cảnh thực tế, đặc biệt là của điều kiện vật chất, kinh tế;
➢ Tuân theo, xuất phát, tôn trọng các quy luật khách quan (vốn có) của sự vật, hiện tượng;
➢ Cần tìm nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng ở trong những điều kiện vật chất khách quan của chúng;
➢ Muốn cải tạo sự vật, hiện tượng phải xuất phát từ bản thân sự vật, hiện tượng được cải tạo.
➢ Chống tư tưởng chủ quan duy ý chí, nôn nóng, thiếu kiên nhẫn mà biểu hiện của nó là tuyệt đối hoá vai trò, tác dụng của nhân tố con người; cho rằng con người có thể làm được tất cả những gì muốn mà không chú ý đến sự tác động của các quy luật khách quan, của các điều kiện vật chất cần
▪ Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tế khách quan, hành động tuân theo quy luật khách quan. Không được lấy ý muốn chủ quan thay cho điều kiện khách quan.
▪ Phải thấy được vai trò tích cực của ý thức, tinh thần để sử dụng có hiệu quả các điều kiện vật chất hiện có.
▪ Tránh không rơi vào “chủ nghĩa khách quan” tức là tuyệt đối hoá điều kiện vật chất, ỷ lại, trông chờ vào điều kiện vật chất…
▪ Chống lại bệnh chủ quan duy ý chí, tuyệt đối hoá vai trò của ý thức, của ý chí, cho rằng, ý chí, ý thức nói chung có thể thay được điều kiện khách quan, quyết định điều kiện khách quan.
Như vậy trong thực tiễn nhận thức của bản thân cần thực hiện nghiêm túc việc tuân thủ quan điểm khách quan.