Đáp án mang tính chất tham khảo.
Xem thêm: Tại đây
1. Đánh giá vai trò và mục đích của quản trị tài chính
1.1 Đánh giá các nguyên tắc quản lý tài chính quan trọng cần thiết để tổ chức hoạt động hiệu quả và bền vững.
Bạn cần nêu rõ định nghĩa, tầm quan trọng của ít nhất hai nguyên tắc: Giá trị thời gian của tiền và Đánh đổi rủi ro – lợi nhuận trong việc đảm bảo hoạt động của công ty hiệu quả và bền vững.
1.2 Đánh giá vai trò và mục đích của chức năng quản lý tài chính trong nhiều tổ chức và bối cảnh khác nhau.
– Bạn cần giải thích rõ ràng và đầy đủ về mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu (bao gồm định nghĩa, ưu điểm và nhược điểm của tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu).
– Bạn cũng cần nêu một ví dụ thực tế về các chức năng của quản trị tài chính trong một công ty có thật và đã niêm yết.
1.3 Đánh giá đóng góp của quản lý tài chính đối với việc một tổ chức đạt được các mục tiêu và quản lý rủi ro.
Bạn cần chọn một công ty cụ thể (có thật) và đánh giá đóng góp của quản lý tài chính để đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu công ty.
2. Xác định các nguồn tài trợ đối với các tình huống kinh doanh khác nhau
2.1 Thảo luận về các nguồn tài trợ khác nhau đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và doanh nghiệp lớn.
– Bạn cần nêu sự khác biệt về nguồn tài trợ giữa Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) so với Doanh nghiệp lớn.
– Bạn cũng cần nêu ưu điểm và nhược điểm của từng nguồn tài trợ bạn đã nêu ở trên.
2.2 Phân tích sự thay đổi của nguồn tài trợ do các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như tình hình thị trường, chu kỳ kinh doanh, chu kỳ hoạt động, v.v.?
– Bạn có thể chọn 1 công ty và phân tích cơ cấu vốn công ty đó trong hai giai đoạn khác nhau thể hiện trên báo cáo tài chính (Ví dụ thời kỳ mới hình thành và cơ cấu vốn năm nay; hoặc thời kỳ lãi suất cao chót vót năm 2010-11 và hiện tại; hoặc thời kỳ trước khi công ty nhận được một dự án và sau khi công ty nhận được một dự án lớn và huy động vốn cho dự án đó….
– Bạn cũng có thể chọn hai công ty cùng ngành, một công ty mới thành lập (start-up) và một công ty đã hoạt động nhiều năm và so sánh sự khác biệt trong cơ cấu vốn của công ty thể hiện trên báo cáo tài chính.
– Bạn cũng có thể chọn hai công ty cùng ngành nhưng khác nhau về yếu tố như sở hữu (Ví dụ một công ty thuộc sở hữu nhà nước, một công ty thuộc sở hữu tư nhân) và phân tích sự khác biệt về cơ cấu vốn của 2 công ty nói trên.