Phân tích tác động của chính sách tín dụng nhà nước tới hoạt động của VDB?
Chính sách TDNN của Việt Nam trong thời gian qua được phản ánh trong các văn bản của Chính phủ gồm: Nghị định 43 năm 1999, Nghị định 106 năm 2004, Nghị định 151 năm 2006 và mới nhất là Nghị định 75 năm 2011. Theo các văn bản này, nội dung của chính sách TDNN có những thay đổi nhất định theo đặc trưng của từng thời kỳ, được thể hiện qua các nội dung của chính sách TDNN như là:
Về chính sách ngành, vùng và lĩnh vực đầu tư
Nếu trong Nghị định 43 đối tượng được hưởng TDNN rất rộng và chưa được quy định cụ thể th́ điều này đă được khắc phục trong Nghị định 106 đồng thời với sự ra đời của Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện TDNN. Theo hai văn bản này, TDNN tập trung cho các dự án trung và dài hạn nhằm mục tiêu h́nh thành nên tài sản cố định cho hầu hết các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế. đồng thời, nhằm mục tiêu phát triển mạnh xuất khẩu, Chính phủ đă thành lập Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu (thuộc Quỹ Hỗ trợ phát triển) để cho vay ưu đăi ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Việc chuẩn bị cho Việt Nam gia nhập WTO đă ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách TDNN theo hướng những hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước cho các ngành kinh tế bị điều chỉnh bởi các quy định của WTO. Theo đó, trong Nghị định 151, danh mục các mặt hàng được hưởng ưu đăi từ TDNN đă bị giảm đáng kể, tín dụng đầu tư tập trung vào các dự án phục vụ dân sinh như đô thị, thuốc chữa bệnh, giải quyết ô nhiễm môi trường, dự án đầu tư ở những vùng khó khăn…; tín dụng xuất khẩu áp dụng lăi suất thị trường hoặc cấp cho nhà nhập khẩu nước ngoài mua hàng hóa của Việt Nam.
Về các h́nh thức của TDNN
Từ năm 1999 đến nay, h́nh thức cấp tín dụng được quy định gồm cho vay (đầu tư và xuất khẩu), bảo lănh và hỗ trợ lăi suất sau đầu tư. Tuy nhiên, theo Nghị định 43 và 106 th́ một dự án có thể đồng thời được hỗ trợ theo h́nh thức vay một phần và hỗ trợ lăi suất sau đầu tư hoặc đồng thời được vay một phần và bảo lănh, nhưng đến Nghị định 151 th́ quy định một dự án chỉ được áp dụng một h́nh thức của TDNN. đây là nội dung thay đổi quan trọng trong chính sách TDNN, thể hiện xu hướng hạn chế tín dụng ưu đăi của Nhà nước đối với một dự án.
Chính sách về điều kiện tín dụng
Trong một thời gian dài, tổ chức đảm nhiệm cấp TDNN là các NHTM lớn như ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Nhà đồng bằng sông Cửu Long…Theo đó, các TCTD này được nhà nước chuyển vốn, hoặc cam kết cấp bù chênh lệch lăi suất và bù đắp tổn thất. Tuy nhiên, với mục tiêu chuyển các NHTM thuộc sở hữu Nhà nước sang hoạt động theo quy luật thị trường, tiến tới cổ phần hóa các ngân hàng này, do vậy TDNN được chuyển cho ngân hàng Chính sách xă hội và Quỹ hỗ trợ phát triển (hiện nay là VDB). Cụ thể, tín dụng chính sách (xóa đói giảm nghèo) với các món vay nhỏ giành cho cá nhân và hộ gia ñ́nh chính sách do ngân hàng Chính sách xă hội đảm nhiệm, tín dụng phát triển giành cho các dự án phát triển với quy mô đầu tư lớn và thời gian tương đối dài sẽ do VDB tài trợ. Xuất phát từ hoàn cảnh này nên các điều kiện tín dụng ngoài những điều kiện như các NHTM, điều kiện về đối tượng theo quy định của Chính phủ th́ tất cả các Nghị định đều nêu rơ dự án được cấp tín dụng phải được phê duyệt qua thẩm định bởi VDB.
Thêm nữa, trong Nghị định 75, một yêu cầu mới mà các chủ đầu tư phải đảm bảo để được tiếp cận vốn TDNN từ năm 2011 đó là chủ đầu tư phải thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật và các báo cáo tài chính này phải được kiểm toán bởi các cơ quan kiểm toán độc lập, theo đó các cơ quan NN có thẩm quyền có thể kiểm soát và đánh giá hiệu quả đầu tư, nâng cao chất lượng, tiến độ công trình, dự án.
Chính sách về hạn mức
Đối với tín dụng xuất khẩu, mức cho vay tối đa được quy định từ trước đến giờ luôn bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đă kư hoặc giá trị thư tín dụng đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc giá trị hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng. đối với tín dụng đầu tư, từ trước năm 2006, mức cho vay tối đa là 70%, tổng vốn đầu tư của dự án. Tuy nhiên, đến Nghị định 151 có thay đổi về chỉ tiêu này theo hướng giảm mức vốn cho vay này. Dù tỷ lệ vẫn là 70% tổng vốn đầu tư của dự án nhưng không bao gồm vốn lưu động. Như vậy, từ năm 2006 đến nay, TDNN chỉ cấp cho nhu cầu vốn đầu tư (để xây dựng xong nhà máy), c̣n nhu cầu vốn lưu động để dự án (nhà máy) vận hành tạo ra sản phẩm th́ chủ đầu tư phải t́m nguồn tài trợ khác. Nói cách khác, tối thiểu 30% vốn đầu tư cho tài sản cố định và toàn bộ vốn h́nh thành nên tài sản lưu động không được tài trợ bằng nguồn TDNN. Có một điểm mới được quy định trong Nghị định 75 là từ năm 2011, chủ đầu tư phải có tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án. Quy định này được bổ sung so với các văn bản trước đó nhằm nâng cao trách nhiệm huy động vốn của doanh nghiệp thực hiện dự án, qua đó giảm bớt rủi ro cho các bên tài trợ cho dự án.
Thêm nữa, từ năm 2011, cũng giống như các NHTM, tài trợ bởi TDNN phải đảm bảo vốn cho vay tối đa đối với mỗi khách hàng không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của VDB. Sở dĩ có quy định này là do khả năng huy động vốn của VDB c̣n hạn chế, các chủ đầu tư cần có ư thức huy động các nguồn vốn khác để tài trợ cho dự án (các TCTD thương mại, phát hành giấy tờ có giá…) mà không nên trông chờ hoàn toàn vào vốn TDNN, nhiều trường hợp dẫn đến sự ỷ lại và không khuyến khích hiệu quả tài chính của dự án cũng như không khuyến khích các dự án vận hành theo nguyên tắc thị trường. đồng thời, quy định này cũng nhằm tránh cho vay một dự án quá lớn sẽ tiềm ẩn rủi ro tín dụng đối với ngân hàng.
Chính sách khuyến khích (hỗ trợ)
Sự khuyến khích (ưu đăi) của TDNN được thể hiện rơ trong Nghị định 43 và 106. Theo đó, từ năm 2006 trở về trước, lăi suất tín dụng của TDNN luôn thấp hơn lăi suất của NHTM tại thời điểm kư hợp đồng (từ lăi suất cho vay quy định cứng là 9% trong Nghị định 43 đến lăi suất cho vay bằng 70% lăi suất cho vay trùng – dài hạn b́nh quân của các NHTM Nhà nước). Do vậy, NSNN phải chi khoản chênh lệch giữa lăi suất tín dụng b́nh quân vào lăi suất huy động b́nh quân. Việc đẩy mạnh huy động vốn theo lăi suất thị trường do vốn ODA tăng thấp th́ lăi suất huy động b́nh quân càng cao và do vậy chi NSNN càng lớn. đó là chưa kể đến các khoản chi phí để duy tŕ hoạt động cấp TDNN của tổ chức thực hiện nên càng làm gia tăng gánh nặng cho NSNN.
Từ năm 2006 đến nay, sự ưu đăi về lăi suất đă có sự thay đổi quan trọng. Nghị định 151 quy định lăi suất cho vay xác định căn cứ theo lăi suất thị trường thông qua lăi suất của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm. đến Nghị định 75 quy định lăi suất cho vay đầu tư không thấp hơn lăi suất b́nh quân của các nguồn vốn cộng với phí hoạt động của VDB, lăi suất cho vay xuất khẩu phù hợp với lăi suất thị trường. Sự thay đổi này nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong điều hành lăi suất TDNN, giúp VDB tiến tới tự chủ và bền vững về tài chính.
Chính sách quản lư rủi ro
Về tài sản đảm bảo: Nếu Nghị định 43 cón có sự phân biệt về thành phần kinh tế đối với tài sản đảm bảo th́ từ Nghị định 106 sự phân biệt này không c̣n do thay đổi quan niệm doanh nghiệp Nhà nước ít rủi ro hơn các loại h́nh doanh nghiệp khác. Các văn bản đều quy định tài sản h́nh thành từ vốn vay là tài sản đảm bảo v́ chủ đầu tư chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước hoặc các cơ quan quản lư Nhà nước, các chủ thể này hoặc không có tài sản đảm bảo hoặc có nhưng cũng là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên, quy định như vậy chỉ giúp hạn chế việc chủ đầu tư bán, cho thuê, cho mượn hoặc thế chấp tài sản của dự án chứ không hạn chế được chủ đầu tư trả nợ không đầy đủ và đúng hạn. Thêm nữa, một số tài sản h́nh thành từ vốn vay như cầu cống, đường xá, rừng trồng, khu công nghiệp…rất khó khăn trong việc phát mại để bù đắp tổn thất. Do vậy, từ năm 2006, trong Nghị định 151 quy định chủ đầu tư phải dùng tài sản hợp pháp khác để đảm bảo tiền vay với giá trị tối thiểu bằng 15% mức vốn vay nếu tài sản h́nh thành từ vốn vay không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay.
Bên cạnh sự bổ sung quan trọng về tài sản đảm bảo, Nghị định 151 c̣n quy định VDB phân loại nợ theo quy định của NHNN, tức là phân loại nợ thành 5 nhóm với các tiêu chí như NHTM.
Tóm lại, sự thay đổi trong các nội dung của chính sách TDNN trong những năm qua cho thấy chính sách TDNN đang dần phù hợp hơn với cơ chế thị trường, đồng thời đảm bảo an toàn và bền vững hơn cho các tổ chức thực hiện vai tṛ cấp TDNN cho Chính phủ.