PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG PPH101
Câu 1: Để thực hành một cách có hiệu quả phương pháp tư duy phản biện, điều cần thiết và tối quan trọng là gì?
a) Không ngừng đặt ra các câu hỏi để phân tích mổ xẻ vấn đề.
b) Chấp nhận tính hiện thực của vấn đề dù tốt hay xấu.
c) Không ngừng đặt ra các câu hỏi để phân tích mổ xẻ và tìm giải pháp cho các vấn đề. (Đ)
d) Chấp nhận những ranh giới và hạn chế đã đặt ra trong quá khứ.
Câu 2: Trong kỹ thuật đặt câu hỏi để thực hành tư duy phản biện, loại câu hỏi nào là câu hỏi có cấu trúc chắc chắn nhất?
a) Các câu hỏi lựa chọn.
b) Các câu hỏi phân tích.
c) Các câu hỏi đóng. (Đ)
d) Các câu hỏi mở.
Câu 3: Cả nhóm đang bàn về chiến lược marketing sản phẩm mới và một thành viên trong nhóm nêu lên ý kiến phi thực tế, không thể thu hút khách hàng. Nếu bạn là thành viên
trong nhóm, bạn sẽ phản ứng như thế nào?
trong nhóm, bạn sẽ phản ứng như thế nào?
a) Bạn phản đối kịch liệt ý kiến đó và nói rằng sẽ chẳng có khách hàng nào quan tâm tới một chiến dịch quảng cáo như vậy.
b) Bạn
sẽ nói với anh/cô ấy rằng đó là một ý kiến tuyệt vời và không cần dành thời gian để phân tích
sẽ nói với anh/cô ấy rằng đó là một ý kiến tuyệt vời và không cần dành thời gian để phân tích
c) Bạn tán thưởng vì anh/cô ấy đã chia sẻ ý kiến nhưng động viên anh/cô ấy nghĩ thêm về những biện pháp khác dựa trên quan điểm của khách hàng.
d) Bạn thẳng thắn ôn tồn nêu ra ý kiến, quan điểm
của bản thân về sự bất hợp lý, phi thực tế của bản kế hoạch đó, phân tích để
thành viên trên thấu hiểu về những điểm còn chưa hợp lý của ý tưởng. (Đ)
của bản thân về sự bất hợp lý, phi thực tế của bản kế hoạch đó, phân tích để
thành viên trên thấu hiểu về những điểm còn chưa hợp lý của ý tưởng. (Đ)
Câu 4: Não bò sát KHÔNG chịu trách nhiệm về các phản xạ nào sau đây?
a) Điều khiển hoạt động sáng tạo. (Đ)
b) Kiểm soát hoạt động sinh lý.
c) Bảo vệ ta trước những thương tổn sinh lý.
d) Phản ứng tức thời không tính toán.
Câu 5: Những người thuyết phục hiệu quả thường làm gì?
a) Giảng giải cho cấp dưới bằng những câu dài dòng.
b) Ít lời.
c) Dùng thành ngữ, tục ngữ, điển tích, điển cố khi nêu và trình bày vấn đề.
d) Dùng những từ thông dụng. (Đ)
Câu 6: Bạn đang tập trung cho một vấn đề hóc búa nhưng có vẻ cách giải quyết mà bạn lựa chọn không thực sự khả thi. Trong tình huống này bạn sẽ làm gì?
a) Thư giãn, nhìn ra cửa sổ, để đầu óc tự do. (Đ)
b) Giao lại công việc cho người khác, hy vọng sẽ có góc nhìn và cách giải quyết tình huống theo chiều hướng khả thi mới.
c) Tự đặt ra cho mình thêm những áp lực để quyết tâm giải quyết vấn đề.
d) Cố gắng hơn nữa. Trong quá khứ bạn đã từng cày xới để có thể đi đến tận cùng của vấn đề.
Câu 7: Bạn đang ở trong một cuộc họp, và không ai đồng ý với ai. Bạn sẽ làm gì?
a) Tại sao chúng ta không nghỉ giải lao 10 phút? (Đ)
b) Đề xuất một hướng đi mới.
c) Nhất mực ủng hộ ý kiến mà bạn thích.
d) Không nói gì cả.
Câu 8: Bạn đã được học nhiều kinh nghiệm quản lý, nhưng lại thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các kỹ thuật mới. Bạn sẽ làm gì?
a) Tranh thủ học càng nhiều càng tốt về các tiến bộ mới khi rảnh rỗi.
b) Luôn luôn có xu hướng thoái thác, lảng tránh khi đề cập đến các tình huống mới.
c) Xem như chuyện gì mình cũng biết.
d) Đăng ký học các khóa bồi dưỡng những kỹ năng như khuyến khích nhân viên, đánh giá chất lượng công việc của họ, và cải thiện khả năng nói trước đám đông. (Đ)
Câu 9: Một nhà lãnh đạo có khả năng thuyết phục là người như thế nào?
a) Lắng nghe và nói nhiều như nhau. (Đ)
b) Thích sử dụng quyền lực.
c) Tập trung vào việc lắng nghe các phản hồi từ cấp dưới.
d) Nói đúng sự thực.
Câu 10: Bạn gặp một người bạn lâu rồi không gặp. Bạn sẽ nói gì?
a) Khen thời tiết đẹp.
b) Ca thán về tình hình bão giá.
c) Tán gẫu về những người bạn học chung. (Đ)
d) Khen bạn của bạn trẻ, đẹp.
Câu 11: Khi bạn trở nên ích kỷ hơn với bản thân và với người khác là bạn đang:
a) tự kiêu.
b) chối bỏ trách nhiệm.
c) tự thương thân. (Đ)
d) tham lam.
Câu 12: Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017 tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái là đại diện do dạng thức thông tin nào?
a) Mũ trắng. (Đ)
b) Mũ vàng.
c) Mũ đỏ.
d) Mũ lam.
Câu 13: Hai cơ sở để hình thành lên niềm tin tích cực trong cuộc sống là gì?
a) Trải nghiệm và du lịch.
b) Giáo dục và đào tạo.
c) Học tập và trải nghiệm.
d) Giáo dục và trải nghiệm. (Đ)
Câu 14: Trong phương pháp tư duy 6 chiếc mũ, đâu là 1 cặp đối lập?
a) Mũ lục – mũ lam. (Đ)
b) Mũ trắng – mũ đỏ.
c) Mũ trắng – mũ đen.
d) Mũ đỏ – mũ vàng.
Câu 15: Trong một cuộc thảo luận theo phương pháp tư duy 6 chiếc mũ, một người bày tỏ quan điểm thích hay không tích một vấn đề nào đó là thuộc chiếc mũ nào?
a) Mũ đỏ. (Đ)
b) Mũ đen.
c) Mũ trắng.
d) Mũ vàng.
Câu 16: Trong hai bán cầu não, bán cầu não trái chịu trách nhiệm về hoạt động nào trong các hoạt động sau đây?
a) Tư duy logic. (Đ)
b) Tư duy trừu tượng.
c) Tư duy hình ảnh.
d) Tư duy âm thanh.
Câu 17: Phương pháp tư duy 6 chiếc mũ, hướng hệ thống tư duy giải quyết vấn đề tới:
a) lối tư duy phân tích, nhìn vấn đề từ đa chiều, đa góc độ.
b) lối tư duy phản biện, nhìn vấn đề từ đa chiều, đa góc độ.
c) lối tư duy hệ thống, nhìn vấn đề từ đa chiều, đa góc độ. (Đ)
d) lối tư duy chấp nhận những tiền lệ, thói quen và quan niệm đã tồn tại.
Câu 18: Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017 tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái là đại diện do dạng thức thông tin nào?
a) Mũ vàng.
b) Mũ lam.
c) Mũ đỏ.
d) Mũ trắng. (Đ)
Câu 19: Trong phương pháp tư duy 6 chiếc mũ, đâu là 1 cặp đối lập?
a) Mũ lục – mũ lam. (Đ)
b) Mũ trắng – mũ đỏ.
c) Mũ đỏ – mũ vàng.
d) Mũ trắng – mũ đen.
Câu 20: Câu hỏi đặt ra khi đội chiếc mũ màu trắng là gì?
a) Cần thêm thông tin gì về vấn đề này? (Đ)
b) Lợi ích khi thực hiện vấn đề này?
c) Nguy cơ tiềm ẩn khi thực hiện vấn đề này?
d) Lời giải thích cho vấn đề này là gì?
Câu 21: Các nguyên nhân gây lãng phí thời gian thường KHÔNG bao gồm:
a) quản lý mục tiêu nghiêm túc. (2) (Đ)
b) nỗ lực khắc phục sửa sai. (3)
c) chủ nghĩa hoàn hảo. (4)
d) quảng giao quan hệ. (1)
Câu 22: Trong nguyên tắc SMART trong thiết lập mục tiêu, chữ M đề cao yếu tố nào trong các yếu tố sau đây?
a) Tính cụ thể của nhiệm vụ.
b) Mức độ rõ ràng của nhiệm vụ.
c) Khả năng lượng hóa nhiệm vụ. (Đ)
d) Thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ.
Câu 23: Nguyên tắc SMART là gì?
a) Nguyên tắc thiết lập mục tiêu. (Đ)
b) Nguyên tắc hành động của nhóm.
c) Nguyên tắc phân công nhiệm vụ.
d) Nguyên tắc giải quyết xung đột.
Câu 24: Những yếu tố nào sau đây KHÔNG thuộc hình thức giao tiếp bằng ngôn từ?
a) Viết ký hiệu.
b) Diễn tả bằng ánh mắt. (Đ)
c) Diễn đạt bằng lời nói.
d) Truyền thông tin bằng hình ảnh.
Câu 25: Bộ tiêu chuẩn SMART là bộ tiêu chuẩn về:
a) quản trị mục tiêu. (Đ)
b) quản trị hành động của nhóm.
c) quản trị thời gian.
d) quản trị hiệu suất của tổ chức.
Câu 26: Để người lao động có cơ hội cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhà quản trị có thể áp dụng biện pháp nào?
a) Tăng cường giám sát kỷ luật nơi làm việc.
b) Xếp thời gian biểu linh hoạt trên cơ sở phân tích kỹ tâm lý, khả năng, nhu cầu cũng như tính chất của công việc. (Đ)
c) Xếp thời gian biểu lao động linh hoạt theo mùa vụ.
d) Xếp thời gian biểu lao động thu gọn.
Câu 27: Đâu là nhận định đúng về khái niệm về kế hoạch?
a) Kế hoạch là một lịch trình chi tiết những việc cần làm để đạt mục tiêu đi kèm với các phương pháp thực hiện. (Đ)
b) Kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai.
c) Kế hoạch có thể là cácchương trìnhhành độnghoặc bất kỳdanh sách,sơ đồ,bảng biểuđược sắp xếp theolịch trình, cóthời hạn, chia thành cácgiai đoạn.
d) Kế hoạch, điều thách thức lớn với hầu hết các nhà quản lý, đặc biệt là với các doanh nghiệp.
Câu 28: Chữ D trong vòng tròn PDCA là viết tắt của hoạt động nào?
a) Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích hợp.
b) Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.
c) Lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu.
d) Đưa kế hoạch vào thực hiện. (Đ)
Câu 29: Xác định luận điểm đúng.
a) Những người thích áp đặt, thích ra lệnh cho người khác thì luôn được hoan nghênh trong giao tiếp.
b) Những lý lẽ khô khan cứng nhắc làm cho quan hệ giao tiếp không thể triển khai thuận lợi. (Đ)
c) Những người thích nói lý luôn được hoan nghênh trong giao tiếp vì quan hệ giao tiếp của con người luôn dựa trên cơ sở tính hợp lý.
d) Những lý lẽ khô khan cứng nhắc luôn làm cho quan hệ giao tiếp triển khai thuận lợi.
Câu 30: Các đối tác của nhau cần cư xử thế nào để duy trì mối quan hệ lâu dài với nhau?
a) Đã là đối tác thân thiết của nhau thì không cần giữ lễ nghĩa khoảng cách với nhau.
b) Dù là lần gặp gỡ đầu tiên thì các đối tác cũng không cần giữ lễ nghĩa, khoảng cách với nhau.
c) Nếu là lần gặp gỡ đầu tiên thì các đối tác mới cần phải giữ lễ nghĩa, khoảng cách với nhau.
d) Dù là thân cận đến mấy thì các đối tác cũng nên giữ lễ nghĩa, khoảng cách nhất định, không được suồng sã với nhau. (Đ)
Câu 31: Xác định luận điểm SAI trong số những luận điểm dưới đây?
a) Giao tiếp với người khác bằng định kiến sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp. (Đ)
b) Nếu chỉ để ý tới khuyết điểm của đối tác thì quan hệ giữa hai bên không thể suôn sẻ.
c) Không thể chỉ căn cứ vào khuyết điểm của một người trong quá khứ để đánh giá người đó trong hiện tại vì tính cách con người thay đổi qua thời gian.
d) Khi quá quan tâm đến khuyết điểm của một người thì sẽ không thấy được ưu điểm của họ.
Câu 32: Việc cha xứ lắng nghe lời xưng tội của con chiên là hình thức nào?
a) Lắng nghe để thu thập thông tin.
b) Lắng nghe để phân tích thực trạng.
c) Lắng nghe để giải quyết vấn đề.
d) Lắng nghe để thấu cảm. (Đ)
Câu 33: Điểm quan trọng cần chú ý đầu tiên trong việc lập kế hoạch là gì?
a) Phân chia nhiệm vụ thành các công việc với mục tiêu rõ ràng. (Đ)
b) Xác định mức độ ưu tiên, khẩn cấp của nhiệm vụ.
c) Tính toán được các nguồn lực cần thiết để triển khai.
d) Tính toán được thời điểm phù hợp để triển khai kế hoạch.
Câu 34: Xác định luận điểm SAI bàn về mối quan hệ giữa nghề nghiệp và uy tín của con người:
a) Người không có nghề nghiệp, công việc ổn định thì không dễ tạo sự tin tưởng cho người khác.
b) Một người dù có nghề nghiệp, công việc ổn định thì cũng chưa thể làm cho người khác tin tưởng.
c) Có nghề nghiệp và công việc ổn định là một ưu thế làm cho người khác tin tưởng mình.
d) Một người có nghề nghiệp, công việc ổn định thì luôn tạo được sự tin tưởng trong giao tiếp. (Đ)
Câu 35: Quản lý thời gian là:
a) việc kết hợp các nguyên tắc, thói quen, công cụ, hệ thống kết hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. (Đ)
b) việc cân đối giữa khả năng và mong muốn của mỗi cá nhân.
c) giải quyết ngay được những việc quan trọng khi cần thiết.
d) làm được nhiều việc nhất trong khả năng có thể.