PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LÀM QUEN CHỮ CÁI O, Ô, Ơ
-
Mục đích yêu cầu
-
Kiến thức:
– Trẻ nhận biết được chữ cái o, ô, ơ và biết được cấu tạo của những chữ cái đó.
– Nhận ra âm và chữ cái o, ô, ơ trong tiếng và từ trọn vẹn.
-
Kỹ năng:
– Trẻ phát âm đúng âm của chữ cái o, ô, ơ
– Trẻ phân biệt được sự giống và khác nhau của chữ o, ô ,ơ
– Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích
– Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi với các chữ cái
-
Giáo dục:
– Thông qua nội dung bài học góp phần giáo dục trẻ yêu quý các bạn, yêu quý trường lớp mầm non
II.Chuẩn bị
-
Đồ dùng của cô:
– Tranh kèm từ cô giáo, lá cờ, lọ hoa. Thẻ chữ cái
– Băng đĩa nhạc có bài hát về trường mầm non
- Đồ dùng của trẻ:
– Thẻ chữ cái o, ô, ơ có kích cỡ phù hợp.
– 3 chiếc vòng to dán chữ cái o, ô, ơ.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
1. Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú.– Cho trẻ hát bài “ Vui đến trường”. – Chúng mình vừa hát bài gì ? – Đến trường các con được ai dạy dỗ? – Cô giáo dạy các con những gì? – Các con được chơi những đồ chơi gì? – Để biết rõ hơn những đồ dùng, đồ chơi của trường mình hôm nay cô mời các con đi thăm thư viện của trường mình nhé. – Thư viện có những tranh ảnh và đồ chơi gì? – Con đếm xem số lượng của các đồ dùng, đồ chơi là bao nhiêu? – Đã hết giờ thăm quan các con về chỗ ngồi. 2. Hoạt động 2: Dạy trẻ làm quen với chữ cái o, ô, ơ. a. Làm quen với chữ cái o “Trốn cô. Trốn cô”. – Cô xuất hiện 1 bức tranh. “ Cô đâu? Cô đâu?” – Cô giáo có bức tranh vẽ gì đây? – Bên dưới tranh có từ “ Cô giáo”. – Cô đọc và cho trẻ đọc. – Từ những thẻ chữ rời cô ghép thành từ “Cô giáo”. – Từ “Cô giáo” và từ trong tranh có giống nhau không? – Cho trẻ đọc từ vừa ghép. – Trong từ “Cô giáo” có chữ cái o mà hôm nay cô cho lớp mình làm quen. – Cô đọc phát âm 3 lần. – Cho trẻ đọc và phát âm. + Cá nhân phát âm + Nhóm phát âm – Giới thiệu chữ o in rỗng và cấu tạo chữ o gồm 1 nét cong tròn khép kín. – Cho trẻ nêu cấu tạo cùng cô. b. Làm quen với chữ cái ô, ơ – Các bước tiến hành tương tự như chữ cái o. c. So sánh* Chữ o và chữ ô– Giống nhau ở điểm nào? – Khác nhau ở điểm nào? * Chữ o và chữ ơ– Giống nhau ở điểm nào? – Khác nhau ở điểm nào? Cho cả lớp phát âm lại các chữ vừa học. d. Trò chơi luyện tập* Trò chơi 1:Tìm chữ cái theo hiệu lệnh.– Cách chơi: Cô phát âm chữ nào trẻ chọn nhanh chữ đó và giơ lên. – Cho trẻ chơi 3- 4 lần. – Bao quát, động viên, nhắc nhở trẻ chơi. * Trò chơi 2: “Nhảy vào đúng vòng”– Cách chơi: Cô có 3 chiếc vòng bên trong mỗi chiếc vòng dán một chữ cái o, ô, ơ đặt ở giữa lớp. Cho trẻ đi xung quanh vừa đi vừa hát các bài hát về chủ đề, khi có hiệu lệnh “tìm nhà chữ o, ô, ơ thì trẻ phải nhảy vào đúng vòng có chứa chữ cái theo hiệu lệnh của cô giáo. – Luật chơi: Nếu tìm sai hoặc chưa kịp nhảy vào vòng có chữ theo yêu cầu của cô giáo sẽ phải nhảy lò cò một vòng. – Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần. – Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, khen ngợi trẻ. 3. Hoạt động 3: Kết thúc– Cô cho trẻ đọc bài thơ “Tình bạn” và ra chơi. |
– Trẻ hát
– Trẻ trả lời – Cô giáo ạ – Trẻ nói – Trẻ trả lời – Vâng ạ. – Ô tô, tranh cô giáo, lá cờ, lọ hoa. – 2 cái trống, 3 lọ hoa, 1 tranh cô giáo, 3 lá cờ… – Trẻ nhắm mắt – Trẻ mở mắt – Trẻ trả lời – Trẻ đọc – Trẻ quan sát – Có ạ – Trẻ đọc
– Trẻ nghe
– Trẻ phát âm
– Trẻ nghe – Trẻ thực hiện – Đều có một nét cong tròn khép kín. – Chữ ô có mũ ở trên, chữ o không có. – Đều có một nét cong tròn khép kín. – Chữ ơ có nét móc ở bên phải, chữ o không có.
– Trẻ nghe
– Trẻ chơi
– Trẻ nghe
– Trẻ thực hiện |