Quan điểm của Hồ Chí Minh về thực chất vấn đề dân tộc ở Việt Nam
Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề dân tộc thuộc địa. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa bao gồm:
+ Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc
+ Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc
Độc lập dân tộc, nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa
+ Cách tiếp cận từ quyền con người
Hồ Chí Minh hết sức trân trọng quyền con người. Người đã tìm hiểu và tiếp nhận những nhân tố về quyền con người được nêu trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp, như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Người khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
+ Nội dung của độc lập dân tộc
Độc lập, tự do là khát vọng; lớn nhất của các dân tộc thuộc địa, quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm: gắn với bình đẳng dân tộc: hoà bình chân chính: thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đất nước: cơm no, áo ấm, hạnh phúc của mọi người dân.
Chủ nghĩa dân tộc- Một động lực lớn của đất nước
Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam. Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào.
Xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ truyền thống dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc mà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy và Người cho đó là “một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời”.