Quản trị rủi ro EG36

Please follow and like us:

Quản trị rủi ro EG36

1. Hiệu quả quản trị rủi ro khủng hoảng được xác định bằng:
a. Tỷ số giữa mức giảm tổn thất vì rủi ro khủng hoảng mỗi năm so với tổng chi phí đã bỏ ra để duy trì sự hoạt động của bộ phận quản trị rủi ro khủng hoảng (Đ)
b. Tỷ số giữa tổng chi phí đã bỏ ra để duy trì sự hoạt động của bộ phận quản trị rủi ro khủng hoảng. So với mức giảm tổn thất vì rủi ro khủng hoảng mỗi năm
c. Hiệu số giữa mức giảm tổn thất vì rủi ro khủng hoảng mỗi năm so với tổng chi phí đã bỏ ra để duy trì sự hoạt động của bộ phận quản trị rủi ro khủng hoảng
d. Tổng số giữa mức giảm tổn thất vì rủi ro khủng hoảng mỗi năm so với tổng chi phí đã bỏ ra để duy trì sự hoạt động của bộ phận quản trị rủi ro khủng hoảng
2. Quản trị rủi ro và khủng hoảng trong doanh nghiệp:
a. Là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của doanh nghiệp để đối phó với các rủi ro hoặc khủng hoảng có thể xảy ra cho DN (Đ)
b. Là sự tác động có chủ đích, không có tổ chức của doanh nghiệp để đối phó với các rủi ro hoặc khủng hoảng có thể xảy ra cho DN
c. Là sự tác động không có chủ đích, có tổ chức của doanh nghiệp để đối phó với các rủi ro hoặc khủng hoảng có thể xảy ra cho DN
d. Là sự tác động không có chủ đích, không có tổ chức của doanh nghiệp để đối phó với các rủi ro hoặc khủng hoảng có thể xảy ra cho DN
3. Rủi ro phản ánh:
a. Mức độ những thiệt hại, mất mát về vật chất
b. Về mặt lượng của trạng thái
c. Vể mặt chất của trạng thái (Đ)
d. Mức độ những thiệt hại, mất mát về tinh thần
4. Tỷ giá hối đoái USD/VND giảm gây rủi ro tài chính đối với:
a. Toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam
b. Các doanh nghiệp nước ngoài nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
c. Các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam
d. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài (Đ)
5. Tình trạng thiếu hàng của Công ty bán điện thoại xách tay là:
a. Sự cố không bất ngờ có thể dự báo
b. Sự cố không bất ngờ không thể dự báo
c. Sự cố bất ngờ có thể dự báo (Đ)
d. Sự cố bất ngờ không thể dự báo
6. Sau liên tiếp những thảm kịch máy bay rơi diễn ra trong năm 2014, hãng hàng không Malaysia Airlines đã gặp vô vàn khó khăn khi lượng người sử dụng hãng hàng không này sụt giảm một cách nghiêm trọng. Đây là:
a. Rủi ro chủ quan
b. Rủi ro khách quan (Đ)
c. Rủi ro cơ bản
d. Rủi ro suy đoán
7. Nguyên nhân chủ quan gây ra rủi ro cho doanh nghiệp là:
a. Chu kỳ kinh doanh
b. Cạnh tranh
c. Sai lầm trong lựa chọn chiến lược (Đ)
d. Cung- cầu – giá cả
8. Trách nhiệm quản lý rủi ro thuộc về:
a. Cán bộ bộ phận kinh doanh
b. Ban lãnh đạo công ty
c. Toàn bộ cán bộ nhân viên của doanh nghiệp (Đ)
d. Cán bộ phòng quản lý rủi ro
9. Mục tiêu của quản lý rủi ro là:
a. Tối ưu hóa giữa lợi ích với rủi ro (Đ)
b. Giảm thiểu rủi ro về mức bằng không
c. Loại bỏ rủi ro
d. Gia tăng thu nhập cho DN
10. Cơ cấu bộ máy quản trị rủi ro khủng hoảng phải đảm bảo các yêu cầu:
a. Tin cậy, tối ưu, bảo mật, linh hoạt và kinh tế (Đ)
b. Tối ưu, tin cậy, bảo mật, chu đáo và linh hoạt
c. Tin cậy, tối ưu, bảo mật, chính xác và kinh tế
d. Tin cậy, tối ưu, bảo mật, linh hoạt và kịp thời
11. Rủi ro trực tiếp là rủi ro:
a. Do nguyên nhân của rủi ro gây ra (Đ)
b. Mà nguyên nhân gây ra rủi ro được phân tách nhỏ ra và các kết quả nhận được trải rộng
c. Do hậu quả của rủi ro trực tiếp tạo ra
d. Mà mọi nguyên nhân gây ra cũng như mọi kết quả thu nhận được đều quy về một mối
12. Rủi ro ngược là loại rủi ro mang lại:
a. Kết quả tốt cho doanh nghiệp (Đ)
b. Kết quả xấu cho doanh nghiệp
c. Kết quả bất ngờ cho doanh nghiệp
d. Kết quả có thể lường trước được
13. Rủi ro xuôi là loại rủi ro mang lại:
a. Kết quả tốt cho doanh nghiệp
b. Kết quả bất ngờ cho doanh nghiệp
c. Kết quả xấu cho doanh nghiệp (Đ)
d. Kết quả có thể lường trước được
14. Rủi ro:
a. Là một tình huống của may rủi (Đ)
b. Là một tình huống của thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt
c. Là một tình huống của khủng hoảng
d. Là một tình huống của tổn thất
15. Rủi ro xảy ra:
a. Có thể từ nội tại doanh nghiệp hoặc biến động của môi trường bên ngoài doanh nghiệp (Đ)
b. Có thể từ bất cẩn của các thành viên trong doanh nghiệp hoặc biến động của môi trường bên ngoài doanh nghiệp
c. Có thể từ sai lầm trong lựa chọn chiến lược của doanh nghiệp hoặc biến động của môi trường bên ngoài doanh nghiệp
d. Có thể từ mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp hoặc biến động của môi trường bên ngoài doanh nghiệp
16. Rủi ro lớn nhất các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong giai đoạn vừa qua là:
a. Rủi ro do hội nhập quốc tế
b. Rủi ro về môi trường tự nhiên
c. Rủi ro về trình độ nhà quản trị
d. Rủi ro về công nghệ (Đ)
17. Tỷ giá hối đoái USD/VND giảm gây rủi ro tài chính đối với:
a. Các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu
b. Toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam
c. Các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu của Việt Nam (Đ)
d. Các doanh nghiệp Việt Nam không sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu
18. Quản trị rủi ro và khủng hoảng trong doanh nghiệp là quá trình:
a. Nhận dạng, kiểm tra, và tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro một cách có chủ đích
b. Nhận dạng, đo lường, đánh giá và thực hiện các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro một cách có chủ đích (Đ)
c. Nhận dạng, đo lường, và tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro một cách có chủ đích
d. Nhận dạng, đo lường, và thực hiện các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro một cách có chủ đích
19. Phương pháp quản trị rủi ro có hiệu quả và hay được sử dụng nhất là phương pháp:
a. Dự báo rủi ro khủng hoảng (Đ)
b. San sẻ rủi ro khủng hoảng
c. Bồi hoàn rủi ro khủng hoảng
d. Khử bỏ rủi ro khủng hoảng
20. Để xử lý rủi ro khủng hoảng thì giải pháp đổi mới toàn diện doanh nghiệp theo các phương hướng khác nhau chính là phương pháp:
a. Bỏ qua rủi ro khủng hoảng
b. Chuyển đổi rủi ro khủng hoảng (Đ)
c. Dự báo rủi ro khủng hoảng
d. Khử bỏ rủi ro khủng hoảng
21. Phương pháp thu thập thông tin ban đầu về đối tượng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp có ưu điểm là:
a. Tạo được các thông tin có giá trị, nguyên bản (Đ)
b. Không phụ thuộc vào kỹ thuât quan sát
c. Không phụ thuộc vào kinh nghiệm, của quan sát viên
d. Thông tin chính xác
22. Mô hình ma trận chiến lược tổng thể biểu diễn:
a. Vị thế cạnh tranh và mức độ tăng trưởng thị trường (Đ)
b. Sức hấp dẫn của thị trường và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
c. Tỷ lệ tăng trưởng của thị trường sản phẩm và thị phần mà doanh nghiệp lựa chọn so với phần thị trường của nhóm lớn chiếm lĩnh thị trường
d. Vị thế cạnh tranh của DN trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh doanh
23. Phương pháp điều tra phát hiện vấn đề về quản trị rủi ro khủng hoảng tốt nhất cho doanh nghiệp là phương pháp kết hợp giữa:
a. Phương pháp quan sát, phỏng vấn và nghiên cứu tư liệu, trắc nghiệm, thực nghiệm (Đ)
b. Phương pháp nghiên cứu tư liệu và trắc nghiệm, thực nghiệm
c. Phương pháp quan sát và phỏng vấn, trắc nghiệm
d. Phương pháp phỏng vấn và nghiên cứu tư liệu, trắc nghiệm
24. Rủi ro thuần túy là rủi ro:
a. Chỉ đem lại kết quả tốt
b. Do hậu quả của rủi ro trực tiếp tạo ra
c. Chỉ đem lại kết quả xấu (Đ)
d. Do nguyên nhân của rủi ro gây ra
25. DN rơi vào vòng lao lý và giám đốc đi tù vì kinh doanh trái pháp luật. Đối với doanh nghiệp, đây là:
a. Rủi ro khách quan
b. Rủi ro chủ quan (Đ)
c. Rủi ro môi trường
d. Rủi ro thông thường
26. Ống thép Việt Nam bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá. Đây là:
a. Rủi ro nội tại
b. Rủi ro chủ quan
c. Rủi ro khách quan (Đ)
d. Rủi ro cơ bản
27. Việc mua bảo hiểm cho các đối tượng có thể xảy ra RỦI RO KHỦNG HOẢNG chính là phương pháp:
a. Bồi hoàn rủi ro khủng hoảng
b. San sẻ rủi ro khủng hoảng (Đ)
c. Khử bỏ rủi ro khủng hoảng
d. Chuyển đổi rủi ro khủng hoảng
28. Quản trị rủi ro và khủng hoảng trong DN là:
a. Một khoa học và một nghề
b. Một khoa học, một nghề, một nghệ thuật (Đ)
c. Một nghề và một nghệ thuật
d. Một khoa học và một nghệ thuật
29. Phương pháp bồi hoàn rủi ro khủng hoảng là phương pháp:
a. Thu hẹp sản xuất
b. Giải thể doanh nghiệp để xây dựng doanh nghiệp mới
c. Tập trung vào mục tiêu chính
d. Sử dụng quỹ dự trữ đủ lớn để giải quyết các rủi ro khủng hoảng xảy ra ở từng khâu lúc tương ứng (Đ)
30. Phương pháp thu thập thông tin ban đầu về đối tượng nghiên cứu bằng tín hiệu ngôn ngữ theo một mục đích và chương trình nhất định:
a. Phương pháp phỏng vấn (Đ)
b. Phương pháp trắc nghiệm
c. Phương pháp quan sát
d. Phương pháp thực nghiệm
31. May rủi đồng nghĩa với sự thay đổi mà:
a. Kết quả rất xấu
b. Kết quả có thể là tốt lên hoặc xấu đi (Đ)
c. Kết quả là tốt lên
d. Kết quả là xấu đi
32. Rủi ro phân tán là rủi ro:
a. Mà mọi nguyên nhân gây ra cũng như mọi kết quả thu nhận được đều quy về một mối
b. Xuất phát từ các biến cố chủ quan và khách quan của từng cá nhân, tổ chức
c. Mà nguyên nhân gây ra rủi ro được phân tách nhỏ ra và các kết quả nhận được trải rộng (Đ)
d. Phát sinh từ những nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của con người
33. May rủi là:
a. Kết quả hoàn toàn mang tính tích cực, của một hành vi trong tương lai
b. Kết quả có thể lường trước của một hành vi trong tương lai
c. Kết quả hoàn toàn mang tính tiêu cực của một hành vi trong tương lai
d. Kết quả không thể lường trước của một hành vi trong tương lai (Đ)
34. Rủi ro riêng biệt là rủi ro:
a. Xuất phát từ các biến cố chủ quan và khách quan của từng cá nhân, tổ chức (Đ)
b. Phát sinh từ những nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của con người
c. Mà mọi nguyên nhân gây ra cũng như mọi kết quả thu nhận được đều quy về một mối
d. Mà nguyên nhân gây ra rủi ro được phân tách nhỏ ra và các kết quả nhận được trải rộng
35. Rủi ro suy đoán là rủi ro:
a. Do hậu quả của rủi ro trực tiếp tạo ra
b. Do nguyên nhân của rủi ro gây ra
c. Mang tính đầu cơ (Đ)
d. Chỉ đem lại kết quả xấu

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *