Tại sao nói cấu trúc Xã hội có tính lịch sử và nó phản ánh đặc trưng của Xã hội trong từng thời kỳ?

Please follow and like us:

Tại sao nói cấu trúc Xã hội có tính lịch sử và nó phản ánh đặc trưng của Xã hội trong từng thời kỳ?

Cấu trúc Xã hội theo thuyết cơ cấu – chức npăng do A.Comte đưa ra nội dung khái quát: “ Cấu trúc Xã hội là những thành tố tạo nên 1 xã hội như cá nhân,gia đình. Trong đó “đơn vị Xã hội đich thực” của cấu trúc Xã hội ko phải là cá nhân mà là gia đình vì gia đình là đơn vị của Xã hội cơ bản và sơ đẳng nhất có mặt trong tất cả các đơn vị Xã hội khác.
Theo thuyết chức năng: xuất phát từ sự kiên Xã hội
Xã hội là tổng thể các sự kiện Xã hội bình thường và các sự kiện Xã hội ko bình thường.Sự kiện Xã hội là mọi cách làm cố định hay ko cố định có khả năng tác động lên cá nhân 1 sự cưỡng bức bên ngoài hay là mọi cách làm có tính chất chung trong phạm vi rộng lớn của 1 Xã hội nhất định.trong khi vẫn còn sự tồn tại riêng,độc lập và các biểu hiện các biệt của nó.Sự kiện Xã hội bình thường nhận thấy ở tuyệt đại đa số
Lý thuyết hệ thống của Parsons: thế giới là 1 hệ thống lớn trong đó có nhiều Xã hội khác nhau giới hạn bởi đường biên giới lãnh thổ quốc gia.Mỗi Xã hội có đặc trưng và giới hạn riêng,các Xã hội tồn tại theo phương thức thích nghi với nhau.Trong mỗi Xã hội các hệ thống nhỏ tồn tại theo phương thức tích hợp với nhau.mỗi 1 hệ thống thực hiện 1 chức năng nhất định trên cơ sở phối hợp với các hệ thống khác.Bất kỳ Xã hội nào cũng có 5 hệ thống chức năng cần thiết: tiểu hệ thống kinh tế,pháp luật,chính trị,tiểu hệ thống làm nhiệm vụ tích hợp,tiểu hệ thống văn hóa.
Cấu trúc Xã hội là 1 tổng thể các thành phần cấu thành Xã hội,là 1 hệ thống lớn bao gồm những hệ thống nhỏ,bao gồm các bậc đầu tiên là con người – đơn vị cơ bản của Xã hội,gia đình – tế bào của Xã hội,rồi đến các cấu trúc nhóm và hơn nữa là toàn bộ Xã hội như 1 chỉnh thể cấu trúc.Những thành phần quan trọng nhất của cấu trúc Xã hội là vị thê,vai trò,nhóm Xã hội và các thiết chế Xã hội.
Đặc trưng của cấu trúc Xã hội:
– Cấu trúc Xã hội ko chỉ được xem như 1 tổng thể tập hợp các bộ phận cấu thành Xã hội mà còn được xem xét về mặt kết cấu và hình thành tổ chức bên trong của 1 hệ thống tổ chức Xã hội.
– Cấu trúc Xã hội là sự thống nhất của 2 mặt các thành phần Xã hội và các mối liên hệ Xã hội.
– Cấu trúc Xã hội có tính lịch sử cụ thể mang đậm nét đặc trưng của từng giai đoạn phát triển Xã hội
– Cấu trúc Xã hội có tính kế thừa vừa có tính biến đổi và phát triển theo xu hướng phát triển của thời đại

Trong mỗi thời kỳ khác nhau cấu trúc Xã hội phản ánh đặc trưng của Xã hội qua từng thời kỳ.Đó chính là bởi sự thay đổi của từng yếu tố cấu thành nên cấu trúc Xã hội.Đó là sự thay đổi của con người trong từng thời kỳ,sự thay đổi của yếu tố gia đình và nhóm Xã hội.Biểu hiện của sự thay đổi về con người là mối quan hệ giữa con người với con người.Trong từng thời kỳ khác nhau,mối qh giữa người và người cũng khác nhau.VD: trong chế độ công xã nguyên thủy quan hệ đó là bình đẳng,mọi người như nhau.Trong chế độ phong kiến đó là quan hệ giữa địa chủ và người dân,chế độ chiếm hữu nô lệ là quan hệ giữa chủ và nô lệ…
Biểu hiện của sự thay đổi về gia định đó là sự hình thành và phá vỡ.Mỗi cá nhân từ lúc sinh ra đến lúc chết đi đều gắn với gia đình.Mỗi đứa trẻ sinh ra đều gắn với một gd.Và khi lớn lên xd gia đình,những đứa trẻ trc kia lại tạo ra 1 gd mới có đặc trưng riêng của nó.
Biểu hiện của sự thay đổi về nhóm Xã hội chính là sự hình thành nhóm Xã hội mới.Nhóm Xã hội là tập hợp người có liên hệ với nhau về vị thế,vai trò,những nhu cầu lợi ích và định hướng giá trị nhất định.Khi những con người có cùng nhu cầu về lợi ích,vị thể vai trò,cùng mục đích sẽ dẫn đến hình thành nhóm Xã hội.Ở từng thời kỳ mục đích vị trí,vai trò của các cá nhân là khác nhau.Do đó sẽ hình thành nhóm Xã hội khác nhau.

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *