Ngày 28/01/2021, thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên giảm điểm kỷ lục. Mức giảm kỷ lục với 73,23 (giảm 6,67%), đóng cửa ở 1.023,94 điểm. Vốn hóa sàn HoSE “bốc hơi” 271.802 tỷ đồng còn vốn hóa toàn bộ Thị trường chứng khoán Việt Nam đã “bay mất” 366.114 tỷ đồng. Các mã chứng khoán lớn tràn ngập các mã giảm sàn. Kể cả những ông lớn trong ngành ngân hàng như VCB hay tới những ông lớn trong ngành bán lẻ như FPT với lợi nhuận được công bố lớn vẫn giảm sàn. “Tâm lý” là nhân tố chính trong những quyết định hiện tại của thị trường. Tại sao yếu tố tâm lý tỏng kinh doanh chứng khoán lại ảnh hưởng tới thị trường ngày hôm nay?
Những yếu tố khiến thị trường giảm điểm mạnh mẽ:
- Yếu tố thúc đẩy, thông tin dịch bệnh ncov trở lại tại Hải Dương và Quảng Ninh và sự lây lan tới nhiều địa phương khác.
Đây có thể là thông tin duy nhất ảnh hưởng tới thị trường là nguyên nhân trực tiếp khiến cho thị trường giảm điểm mạnh mẽ.
Nhưng nhìn lại lịch sử cho thấy, thị trường đã tăng điểm chóng mặt trong quý VI năm 2020. Nhiều nhà đầu tư đã liên tục mua vào điên cuồng làm thị trường tăng trưởng rất nóng. Đồng thời thế hệ nhà đầu tư F0 vào thị trường rất lớn. Đây là những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm và chưa có khả năng chịu đựng tâm lý thua lỗ trong kinh doanh chứng khoán. Nên dẫn tới hành động mua và bán thường tập trung theo tâm lý đám đông, ảnh hưởng của tin tiêu cực tới thị trường là rất lớn.
Thị trường ngày hôm nay đã phản ánh tâm lý sợ hãi, nhà đầu tư nào cũng muốn bán. Nhưng thực tế nhiều nhà đầu tư không hiểu bán vì lý do gì, tại sao bán. Sự kỳ lạ của những công ty có lợi nhuận lớn như VCB hay FPT cũng giảm sàn đã phản ánh hoạt động bán tháo của nhà đầu tư dựa trên tâm lý sợ hãi.
Trong tình huống thị trường biến động như hiện tại, một nhà đầu tư cần kiểm soát tốt tâm lý. Nghiên cứu rõ nguyên nhân tại sao mình lại bán cổ phiếu mà mình đang nắm giữ, quyết định nóng vội có thể khiến tài khoản của bạn tăng trưởng âm. Hãy kiểm soát tâm lý tốt trong hoạt động kinh doanh chứng khoán của mình.