Tình huống phân tích tài chính doanh nghiệp

Please follow and like us:

Công ty cổ phần Thanh Hoa là một công ty sản xuất điện dân dụng ở Việt Nam. Được thành lập vào năm 2005, công ty cổ phần Thanh Hòa đã dần trở thành một trong những công ty tốt nhất về sản xuất thiết bị điện dân dụng trong ngành sản xuất điện dân dụng. Tuy nhiên, từ năm 2015, công ty đưa ra chiến lược sử dụng vốn mới, chính điều này đã làm cho lợi nhuận của công ty đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây, vị thế của doanh nghiệp không còn được như trước.

Giảm giá 80% các loại điện thoại chính hãng: Tại đây

Vì thế, năm 2017, ban lãnh đạo đã có những thay đổi trong chiến lược sử dụng vốn.  Từ đó, ban lãnh đạo công ty đã vẽ ra một triển vọng khả quan cho tương lai, và khẳng định rằng việc thay dổi trong chiến lược sử dụng vốn đã tác động rất tốt đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường trong thời gian tới.

Tài sản

Nguồn vốn

I. Tài sản ngắn hạn

I. Nợ phải trả

Tiền và tương đương tiền

125

Phải trả nhà cung cấp vật tư ngắn hạn

483

Phải thu ngắn hạn

87

Phải nộp ngân sách ngắn hạn

96

Đầu tư tài chính ngắn hạn

55

Vay ngắn hạn

250

Tồn kho

370

Nợ ngắn hạn khác

Các TSNH khác

20

II. Vốn chủ sở hữu

II. Tài sản dài hạn

Vốn góp

2824

Tài sản cố định hữu hình (GTCL)

2500

Lợi nhuận giữ lại

1254

Tài sản cố định vô hình (GTCL)

1750

Phát hành cổ phiếu thường

1000

Đầu tư tài chính dài hạn

1000

Tổng tài sản

5907

Tổng nguồn vốn

5907

 Yêu cầu: Trên góc độ là người phân tích tài chính, hãy đưa ra ý kiến của mình về các câu hỏi thảo luận sau đây:

1. Hãy xác định quy mô vốn lưu động ròng của doanh nghiệp  năm 2018

2. Hãy phân tích về chính sách tài trợ vốn mà doanh nghiệp Thanh Hòa áp dụng?

1. Vốn lưuu động ròng của doanh nghiệp
= 2824 +1254 +1000 – 2500 – 1750 – 1000= -172 triệu đồng.
2. Hãy phân tích về chính sách tài trợ vốn mà doanh nghiệp Thanh Hòa áp dụng?
Vốn chủ sở hữu = 2824 +1254 +1000= 5078 tương đương 85,97% tổng nguồn vốn
Nợ phải trả= 483 + 96 +250 = 829 tương đương 14,03% tổng nguồn vốn.
Như vậy Công ty đang có cơ cấu vốn tương đối an toàn khi vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ rất cao lên tới 85,97% đây là một tỷ lệ cơ cấu vốn mà một doanh nghiệp sản xuất như Thanh Hòa nên áp dụng, tuy nhiên có thể tăng quy mô vốn nợ để nâng cao hiệu quả hoạt động/ vốn chủ sở hữu. Cơ cấu phù hợp hơn doanh nghiệp nên duy trì cơ cấu 80% vốn chủ sở hữu và 20% vốn nợ cho một doanh nghiệp sản xuất như Thanh Hòa.
Ta có thể thấy hiện tại tỷ lệ nợ ngắn hạn của Công ty khá cao khi công ty có tới 829 triệu đồng nợ ngắn hạn trong khi đó lương tài sản ngắn hạn của Công ty chỉ là = 125+87+55+370+20= 657 triệu đồng. Như vậy ở đây tài sản ngắn hạn không đủ để tài trợ nợ ngắn hạn ==> khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty gặp vấn đề. Khả năng thanh toán bằng tiền cũng ở mức thấp chỉ là 125/829 = 15,07% mức này khá thấp ảnh hưởng tới vấn đề duy trì khả năng trả nợ ngắn hạn của Công ty.
Theo em Công ty nên chuyển đổi khoản vay ngắn hạn 250 triệu thành khoản vay dài hạn để giúp vốn lưu động ròng dương và đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn cho Công ty. Đồng thời nên gia tăng nợ ( nợ dài hạn) để giúp tỷ lệ nợ tăng lên khoảng 20% đảm bảo sử dụng được đòn bẩy nợ tăng mức sinh lời của vốn chủ sở hữu cho Công ty.

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *