Trình bày các quyền và hành vi nhà giáo không được làm. Liên hệ với thực tiễn

Please follow and like us:

Câu hỏi:

Trình bày các quyền và hành vi nhà giáo không được làm. Liên hệ với thực tiễn

Trả lời:

  • Quyền của nhà giáo:

Điều 73

  1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo.
  2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
  3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác.
  4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.
  5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kì theo quy định của bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của bộ luật lao động.

Điều 80:

Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của chính phủ.

Điều 81:

Nhà giáo được hưởng tiền lương ,phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của chính phủ.

Điều 82:

Nhà giáo dục công tác ở những trường chuyên biệt và các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Họ có quyền được hưởng các chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Nhà giáo công tác ở trường chuyên biệt và các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Họ sẽ được UBND các cấp tạo điều kiện về chỗ ở.

Nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Họ được học tiếng dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng dạy và học.

Điều 114:

Phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, nhà giáo Ưu tú.

Nhà giáo có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Pháp luật thì được nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.

Điều 115:

Khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích trong giáo dục.

Tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của Pháp luật.

  • Các hành vi nhà giáo không được làm là:

Điều 75

  1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học.
  2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử cố đánh giá sai kết quả học tập rèn luyện của người học.
  3. Xuyên tạc nội dung giáo dục.
  4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

Điều 118:

  1. Thành lập cơ sở giáo dục hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục trái phép
  2. Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục khác
  3. Tự ý thêm bớt một số môn học nội dung giảng dạy đã được quy định trong chương trình giáo dục.
  4. Xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa trái phép.
  5. Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ.
  6. Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo, ngược đãi, hành hạ người học.
  7. Gây rối làm mất an ninh, trật tự trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
  8. Làm thất thoát kinh phí giáo dục, lợi dụng hoạt động giáo dục để thu tiền sai quy định.
  9. Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
  10. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giáo dục.

Điều 19:

Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.

Điều 20:

Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược. Cấm phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín hủ tục lôi kéo người họ vào các tệ nạn xã hội.

Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi.

Liên hệ thực tế:

Trong thời gian gần đây một bộ phận nhà giáo suy đồi về đạo đức và có những hành vi không tốt gây ảnh hưởng xấu tới danh dự và uy tín của ngành. Họ dùng bạo lực với học sinh, với trẻ, quát mắng bằng những lời lẽ thô tục, đưa ra những hình phạt không đúng. Một số nhà giáo còn truyền bá những tư tưởng xấu cho học sinh, sử dụng quyền hạn để vụ lợi cho bản thân mình.

Bộ phận này làm ảnh hưởng rất lớn đến ngành khiến cho nhiều người bất mãn vì bị đánh đồng trong đó. Tuy nhiên, còn có nhiều nhà giáo có đạo đức nghề nghiệp tốt. Họ có cái tâm với nghề, giành trọn nhiệt huyết công sức cho sự nghiệp trồng người.

Trình bày các quy định về trình độ chuẩn, quyền và nhiệm vụ, hành vi, ngôn ngữ, trang phục, các hành vi giáo viên mầm non không được làm theo quy định của Điều lệ trường mầm non.

Thế nào là nền hành chính nhà nước? Trình bày các tính chất chủ yếu của nền hành chính nhà nước Việt Nam. Liên hệ với thực tế

 

Please follow and like us:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *