Trình bày khái quát nội dung thẩm định năng lực tổ chức, kinh doanh của chủ đầu tư.
Nội dung thẩm định năng lực tổ chức, kinh doanh của chủ đầu tư:
Sử dụng phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh, đối chiếu chỉ tiêu để đánh giá năng lực tổ chức, kinh doanh của khách hàng so với các doanh nghiệp cùng ngành.
* Căn cứ vào các hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp đã ký kết, các hợp đồng cungcấp đầu vào, các hóa đơn chứng từ và sổ doanh thu bán hàng để đánh giá năng lực hoạt động của chủ đầu tư…
*Khi thẩm định năng lực tổ chức, kinh doanh của chủ đầu tư, cán bộ thẩm định cầnđánh giá những nội dung sau:
– Đánh giá lịch sử hoạt động của chủ đầu tư. Đánh giá lịch sử hoạt động của chủ đầu tư nhằm cho biết lợi thế, thế mạnh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai trong ngành doanh nghiệp đang hoạt động.
Đây là một nội dung cần thiết cho biết doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất, nâng quy mô hoạt động không? Nội dung đánh giá lịch sử hoạt động của chủ đầu tư thể hiện ở:
+ Lịch sử của doanh nghiệp;
+ Những thay đổi về vốn góp, cơ chế quản lý, công nghệ, sản phẩm;
+ Lịch sử quá trình liên kết, hợp tác;
+ Loại hình kinh doanh hiện tại;
+ Uy tín của doanh nghiệp được thể hiện thông qua nhiều mặt, đa dạng như: chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giá cả sản phẩm, thị phần của sản phẩm, chu kì sống của các sản phẩm trên thị trường, các quan hệ kinh tế tài chính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và Ngân hàng. Uy tín chỉ được khẳng định và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế đạt được trên thị trường qua thời gian hoạt động, qua quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp.
– Đánh giá năng lực tổ chức: Việc đánh giá năng lực tổ chức nhằm thấy rõ mô hình tổ chức của doanh nghiệp, khả năng tổ chức quản lý, quản trị điều hành doanh, thế mạnh về nguồn nhân lực của doanh nghiệp về cả số lượng và chất lượng nhân lực để đưa ra đánh giá mô hình tổ chức của doanh nghiệp có hoạt động tốt không, doanh nghiệp có hoạt động ổn định và có triển vọng phát triển không, có lợi thế về khả năng quản lý điều hành so với các doanh nghiệp khác trong ngành không? Khi đánh giá năng lực tổ chức cần tập trung vào các nội dung:
+Đánh giá năng lực lãnh đạo lãnh đạo vàquản lý: Danh sách ban lãnh đạo, tuổi, sứckhỏe, thời gian đảm nhiệm chức vụ, trình độ, kinh nghiệm, tầm nhìn, cách thức quản lý, năng lực quản lý, đạo đức, uy tín lãnh đạo, và sự đoàn kết trong ban lãnh đạo.
+ Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động, thời gian công tác, tuổi trung bình, thu nhập lao động, chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, thăng chức.
– Đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Mục tiêu của đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh để xem khả năng phát huy năng lực sản xuất hiện tại cho việc triển khai thực hiện dự án mới.
+ Doanh nghiệp có kinh nghiệm hoạt động ở lĩnh vực đầu tư không?
+ Doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm gì, có những loại dây chuyền máy móc thiết bị chính nào?
+ Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào. Nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào có ổn định không? Có khan hiếm không?
+ Công suất hoạt động hiện tại của doanh nghiệp bao nhiêu? Năng lực sản xuấtcủa doanh nghiệp có tương đương với các doanh nghiệp cùng ngành không?
– Đánh giá về triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn