Ý thức là gì? Phân tích luận điểm: ý thức không chỉ phản ánh, mà còn cải tạo thế giới. Cho ví dụ minh họa
Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác – Lenin là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan biện chứng với vật chất.
Ý thức là sự phản ánh thế giới bởi bộ óc con người. Ý thức gắn liền với hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người và là chức năng của não người. Tuy nhiên, ta không thể đồng nhất hoạt động sinh lý ấy với ý thức, ý thức chỉ là một mặt của quá trình sinh lý.
Phân tích luận điểm: ý thức không chỉ phản ánh, mà còn cải tạo thế giới. Cho ví dụ minh họa
Ý thức không chỉ phản ánh, mà còn cải tạo thế giới bởi vì ý thức do thế giới khách quan quy định tuy nhiên ý thức lại là hình ảnh chủ quan. Là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy tâm quan niệm.
Ý thức không chỉ phản ánh, mà còn cải tạo thế giới cũng có nghĩa là khi mà mắt ta nhìn thấy những hình ảnh sự vật sự việc quanh ta sau đó bộ não sẽ làm việc sẽ phân tích và nhìn nhận. Tuy nhiên thì sự cảm nhận và nhìn nhận này lại chịu phụ thuộc nhiều vào ý thức chủ quan của người cảm nhận con người sáng tạo thế giới. Bộ não của mỗi chúng ta là khác nhau có nên ý thức của mỗi người cũng là khác nhau.
Cùng một sự việc xảy ra thì mỗi người sẽ có những cảm nhận và đánh giá ở những mức độ khác nhau đó chính là ý thức của mỗi người. Và ý thức của mỗi con người là hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào bộ não của mỗi người, quá trình lao động của mỗi người…. Tất cả những thứ đó làm cho ý thức của mỗi người cũng khác nhau.
Có hai hướng mà sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất có thể xảy ra, đó là:tích cực và tiêu cực. Khi con người có nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tìnhcảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì lúc đó hành động của con người sẽ đượccoi là phù hợp với các quy luật khách quan. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Conngười còn phải có năng lực vượt qua những thử thách trong quá trình hiện thức hóamục tiêu của mình. Nếu hai điều trên được con người kết hợp ăn ý thì cuối cùngthế giới được cải tạo – đây mới là sự tác động tích cực của ý thức. Mặt khác, nếu ýthức của con người phản ánh khồn đúng với hiện thực khách quan, bản chất, quyluật khách quan thì ngay từ đầu, hướng đi này của con người đã đi ngược lại vớicác quy luật khách quan, từ đó sẽ dẫn đến tác động tiêu cực đối với hoạt động thựctiễn, đối với hiện thực khách quan
Ví dụ: Cùng học tập trong một môi trường giáo dục như nhau, sống trong một môi trường như nhau nhưng những đứa trẻ lại có những nhận thức khác nhau và sự phản ánh thế giới của chúng cũng khác nhau. Cùng được học ở một lớp nhưng do bộ não tiếp nhận và phân tích khác nhau nên khả năng tiếp thu của mỗi người khác nhau dó đó có sự khác nhau giữa học sinh giỏi và học sinh kém.
Hoặc là cùng nhìn vào một sự việc cụ thể đó là cảnh tan trường mà mỗi học sinh lại có những cảm nhận khác nhau và có những quan điểm khác nhau về việc này. Và đưa ra những nhận xét về hiện tượng khách quan nhưng lại mang tính chủ quan vào trong đó.